Beacon Chain là gì? Giải thích về hợp đồng Beacon Chain của Ethereum
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2020, Beacon Chain của Ethereum 2.0 chính thức ra mắt. Nâng cấp ETH 2.0 được coi là một trong những sự kiện được chú ý nhất nhất trong giới crypto.
ẩn
Beacon Chain là gì?
Beacon Chain (hay Phase 0) là giai đoạn đầu tiên của việc chuyển đổi cơ chế đồng thuận Ethereum từ bằng chứng công việc (Proof of Work) sang bằng chứng cổ phần (Proof of Stake). Beacon Chain với Proof of Stake sẽ chạy song song với mạng chính Ethereum và là phần quan trọng để chuyển sang giai đoạn kế đó – Shard Chain.
Nhiệm vụ chính của chuỗi Beacon
Về cơ bản, Beacoin Chain sẽ đảm nhiệm việc:
Chấp nhận và lưu dữ liệu validator
Validator là trình xác thực và vận hành các node trong Beacon Chain. Họ thực hiện nhiệm vụ bằng cách staking 32 ETH vào hợp đồng đặt cọc. Lưu ý rằng các validator không được quyền rút ETH và phải tuân theo nguyên tắc để không bị mất một phần đã cọc.
Ngoài ra, nếu validator không “hoạt động” để hỗ trợ Beacon Chain thì sẽ bị sụt giảm lượng ETH đang staking. Nếu tình trạng này tiếp diễn liên tục cho đến khi quỹ của validator dưới 16 ETH thì validator sẽ bị trục xuất.
Xác nhận trạng thái shard chains nhờ Crosslinks
Giai đoạn 1 của Ethereum 2.0 sẽ triển khai Shard Chain.
Shard Chain đại diện cho một kỹ thuật chia sharding bắt nguồn từ database sharding truyền thống, trong đó một database nhất định được tách thành nhiều phần và được đặt trong các máy chủ khác nhau để cải thiện hiệu suất và khả năng quản lý. Trong bối cảnh của Ethereum, các giao dịch được thực hiện trên nền tảng Ethereum sẽ diễn ra và được chia thành nhiều Shard Chain. Lý do đằng sau việc có nhiều shard chains là ngăn mọi node đơn lẻ phải xử lý mọi giao dịch đơn lẻ trên mạng. Bằng cách chia nhỏ các giao dịch trên nhiều Shard Chain, người ta hy vọng rằng nền tảng Ethereum sẽ có thể xử lý nhiều giao dịch mỗi giây hơn đáng kể.
Khi Shard Chain đã được triển khai, mỗi Shard Chain sẽ được chỉ định ngẫu nhiên một validator đang hoạt động, validator này sẽ tạo thành một block giao dịch từ các giao dịch đã được thực hiện trên shard chain đó. Validator sau đó sẽ đề xuất shard block sẽ được bỏ phiếu (hoặc chứng thực) bởi một ủy ban phân tích được chọn ngẫu nhiên. Khi số chứng thực đủ cho shard block được đề xuất sẽ tạo ra một ‘Crosslinks’, xác nhận shard block đó sẽ được đưa vào Beacon Chain. Crosslinks là phương tiện chính mà Beacon Chain có thể nhận trạng thái cập nhật của Shard Chain.
Kết luận
Việc triển khai Beacon Chain là bước đầu tiên trong một loạt các thay đổi được thiết kế để cải thiện đáng kể chức năng của nền tảng Ethereum. Khi Beacon Chain Ethereum được triển khai, blockchain Proof of Stake sẽ hoạt động cùng với blockchain Proof of Work hiện có cho đến khi blockchain này được gỡ bỏ trong tương lai.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục