Centralized và Decentralized là gì? So sánh Centralized và Decentralized
Trong bài viết này Bitcoin Vietnam News sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thuật ngữ Centralized là gì? Decentralized là gì? So sánh giữa Centralized và Decentralized trong Blockchain.
ẩn
Centralized là gì?
Centralized – mô hình mà chúng ta đã và đang sống với nó.
Centralized (Tập trung) đúng như ý nghĩa của nó là quyền lực tập trung vào một nơi. Dạng Client – Server. Một ví dụ điển hình để bạn dễ hình dung về mô hình Centralized đó là Google và FB dù có phân tán server khắp thế giới (Distributed), lưu trữ trên Cloud (điện toán đám mây), nhưng nếu hai công ty này gặp vấn đề và ngưng hoạt động thì dữ liệu người dùng sẽ mất hết.
Hay đơn giản, nếu bạn có 5 tỷ và gửi ngân hàng sau đó dùng internet Banking để kiểm tra thì bạn sẽ thấy con số 10 tỷ trong tài khoản. Nhưng bạn nhớ rằng đó chỉ là con số do ngân hàng cấp, nắm tiền trong tay lúc này là ngân hàng chứ không phải bạn. Khi bạn chuyển 5 tỷ đó cho một tài khoản khác, chỉ đơn giản là ngân hàng dời con số này qua cho tài khoản nhận (nếu cùng ngân hàng), hoặc dời tiền qua ngân hàng khác (nhưng người nhận cũng chỉ là nhận con số). Sẽ không có vấn đề gì nếu ngân hàng làm ăn tốt, nhưng nếu ngân hàng bị phá sản thì bạn sẽ trắng tay hoặc sẽ được nhận lại một phần.
Decentralized là gì?
Decentralized (Phi tập trung) ngược lại với các vấn đề trên của Centralized, Decentralized sử dụng mạng ngang hàng (P2P), quyền lực lúc này dân chủ, những người tham gia trong node có quyền lực như nhau (mining/miner/validator), được chia sẻ phần thưởng theo lý thuyết trò chơi (Game of Theory), hành sử theo một tập luật được quy định sẵn (fixed set of rules), đồng thuận (consensus).
Giả sử có một loại coin A nào đó được nắm giữ và giao dịch bởi 500.000 người, trong đó có 100.000 máy đào rãi rác khắp toàn cầu thì lúc này mỗi người có một ví chứa coin A (A wallet) riêng, đi cùng với 1 private key và địa chỉ ví (wallet address). Tự mình quản lý và bảo mật, như nắm tiền mặt trong túi, chuyện làm mất là do lỗi cá nhân.
Khi muốn chuyển tiền cho người khác thì chỉ việc vào ví cá nhân, nhập địa chỉ ví của người nhận vào và gửi đi. Lúc này người chuyển và người nhận có thể dễ dàng nhìn vào transaction id (TxId) là biết số coin mình đã được chuyển hay chưa. Lúc này hệ thống máy đào sẽ chịu trách nhiệm việc phản hồi các giao dịch bằng thuật toán Blockchain.
Quá trình này do hệ thống mining làm hoàn toàn tự động, không ai có thể can thiệp vào, kể cả trong trường hợp tại thời điểm nào đó 100.000 máy chỉ còn đúng 2 máy online làm việc thì giao dịch vẫn hoàn thành. Đương nhiên việc này càng khó xảy ra vì 100.000 máy đào rãi rác khắp toàn cầu, không ai chịu sự quản lý của ai, không có lý do nào cùng lúc tắt máy hoặc bị hack cùng một lúc.
Tính bảo mật cũng chính là điểm này, giả sử Blockchain A tạo ra coin A bị hacker tấn công vào 1 máy nào đó và sửa đổi (việc này làm được nhưng cực khó và tốn nhiều chi phí về điện), ngay lập tức toàn bộ hệ thống 99.999 máy còn lại nhận ra sai, bằng chứng sự giả mạo (tamper-proof) và lập tức bác bỏ sửa đổi này. Đồng bộ hóa lại dữ liệu. Trừ khi hacker có thể tấn công 51% hệ thống máy đào cùng 1 lúc, cùng 1 thời điểm. Có nghĩa là trong cùng một thời gian hacker phải sửa đổi trên 51.000 máy đào rải rác khắp thế giới (trừ khi 51.000 máy này tập trung vào 1 chỗ, chuyện này chỉ xảy ra đối với mô hình Centralized).
Với mô hình Decentralized bạn có thể nắm giữ và giao dịch tiền điện tử không khác gì tiền mặt trao tay. Hoàn toàn loại bỏ hệ thống ngân hàng ra khỏi cuộc chơi. Chỉ có 2 người trong cuộc gửi và nhận mới biết địa chỉ ví đó là của ai, người ngoài có thể truy xuất giao dịch nhưng không biết ai là ai.
So sánh Centralized và Decentralized Blockchain
Blockchain đã thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới vì tính năng không thể phá vỡ của nó. Khi hầu hết mọi người nghĩ về Blockchain, họ đang đề cập đến Decentralized Blockchain (Public) như Bitcoin – một hệ thống mà bất cứ ai có thể truy cập và tham gia. Tuy nhiên, công nghệ Blockchain không chỉ giới hạn ở Decentralized Blockchain mà còn có Centralized Blockchain (Private). Private Blockchain là hữu ích cho các tập đoàn những người muốn sử dụng sức mạnh của sổ cái phi tập trung để cải thiện chức năng liên tục. Chúng ta hãy xem xét một sự so sánh chuyên sâu về các Private và Public Blockchain.
Sự tương đồng giữa Centralized và Decentralized Blockchain
Từ quan điểm công nghệ, cả hai hệ thống Blockchain này đều rất giống nhau, cả hai đề là mạng ngang hàng phân tán (distributed peer to peer network), nơi mỗi nút (node) có trách nhiệm lưu trữ và bảo mật sổ kế toán được chia sẻ. Cả hai Blockchain này đề đòi hỏi cơ chế đồng thuận (như POW hoặc POS) giữa các node để thiết lập một sổ cái duy nhất. Cả hai loại Blockchain này cũng phải cung cấp các giới hạn trên và dưới về tính bảo mật và hiệu quả của mạng.
Sự khác nhau giữa Centralized và Decentralized Blockchain
Centralized Blockchain
Ưu điểm
Centralized Blockchain cung cấp khả năng tùy biến và kiểm soát tốt hơn đối với mạng cho tổ chức đã triển khai nó, họ sẽ quyết định ai là người sẽ tham gia mạng. Điều đó có nghĩa là không có nhiều tài nguyên được đầu tư cho việc cạnh tranh để đảm bảo sự an toàn cho mạng. Vì vậy, Centralized Blockchain khá là thân thiện với môi trường so với Decentralized Blockchain.
Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thông lượng tổng thể cao hơn vì chúng ta quyết định phần cứng mà mạng chạy trên đó. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các tập đoàn có thể sử dụng các Private Blockchain để lưu trữ thông tin nhạy cảm giữa các node mà họ tin cậy. Nhờ vậy, vừa có thể sử dụng lợi thế của Blockchain mà không cần phải công khai thông tin nhạy cảm.
Nhược điểm
Vì không sử dụng nhiều năng lực tính toán để bảo mật cho mạng, nên Centralized Blockchain kém an toàn hơn. Khi có thể thu thập đủ node thì việc tấn công mạng hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, do giao dịch không được xem công khai đối với tất cả mọi người nên khó xác minh đối với người bên ngoài mạng. Đồng thời, Private ledger không phù hợp có việc sử dụng công khai, nên sẽ rất hạn chế người bên ngoài có thể khai thác chúng.
Decentralized Blockchain
Ưu điểm
Các Decentralized Blockchain như Bitcoin, có độ bảo mật rất cao vì lượng tài nguyên khổng lồ được khai thác vào vấn để bảo mật của mạng. Điều đó có nghĩa là để tấn công vào mạng Bitcoin thì kẻ tấn công phải có được một lượng tài nguyên không lồ. Một ưu điểm khác là sẽ không cần trung gian cho việc gởi tiền cho bất kỳ ai trên thế giới.
Nhược điểm
Do tính chất công khai, các Public Blockchain có thể dễ dàng lộ thông tin về người tham gia mạng, vì vậy vấn đề riêng tư của người dùng sẽ bị hạn chế. Với một số lượng lớn thợ mỏ hoạt động trên mạng, có nghĩa là độ khó của thuật toán ngày càng tăng để đảm bảo độ cạnh tranh giữa các thợ mỏ. Người ta ước tính rằng, để thực hiện một giao dịch Bitcoin lượng điện năng tiêu thụ ngang với một ngôi nhà trung bình trong tám ngày. Do đó, có thể nói rằng Decentralized Blockchain là không thân thiện với môi trường.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục