Chỉ báo Bollinger Bands (BB) là gì?

Bollinger Bands hay dải Bollinger là một chỉ báo rất thông dụng bất kể trong thị trường nào. Có thể nói là một trader đi theo trường phái phân tích kỹ thuật cần phải nắm chắc chỉ báo này. Tuy nhiên, cũng vì cách sử dụng đơn giản nên không nhiều trader hiểu được bản chất thật sự của chỉ báo này. Dưới đây là tất tần tật về Bollinger Bands và cách sử dụng chỉ báo này trong giao dịch.

Nội dung bài viết
ẩn

Bollinger Band là gì?

Bollinger Band, gọi tắt là BB là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger, được sử dụng với mục đích để đo lường sự biến động của thị trường.

Về cơ bản, công cụ này giúp cho chúng ta biết liệu thị trường đang ở trong tình trạng im ắng hay biến động.

  • Khi thị trường im ắng, dải sẽ thu hẹp lại
  • Khi thị trường biến động, dải băng sẽ mở rộng ra

Cài đặt chỉ báo Bollinger Band

Trên phần mềm MT4, bạn chọn Inserts/chọn Trend/chọn Bollinger Bands (như ở hình dưới)

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Sau đó cấu hình thông số như sau:

  • Parameters: Cài đặt các thông số cơ bản, như ví dụ dưới là các thông số mặc định
    • Period 20: là chu kỳ 20 cây nến liên tiếp
    • Deviations: là độ lệch chuẩn lấy là 2.5
    • Apply to: Áp dụng cho giá đóng cửa của cây nến
  • Style: lần lượt chọn màu sắc và độ dày mỏng của các đường chỉ báo.
  • Phần Levels: ở phần levels chúng ta chọn màu sắc và độ dày/mỏng cho 2 đường biên trên và biên dưới của chỉ báo này.
  • Phần Visualization: Cho phép ta chọn ở các khung thời gian mà chúng ta giao dịch để hiển thị lên trên màn hình của phần mềm MT4.
Xem thêm  Break Out là gì? Dấu hiệu của BreakOut thành công và thất bại

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Ý nghĩa các thông số trong Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, cấu trúc của nó gồm có 3 thành phần:

  • Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation).
  • Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
  • Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation).

Trong đó “Độ lệch chuẩn” là một đại lượng thống kê dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu. Nó cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình.

Cách giao dịch với Bollinger Band

Mua thấp bán cao với Bollinger Bands (giao dịch khi giá chạm bands)

Như đã có trình bày ở trên phần Bollinger Bounce, giá sẽ bật lại khi chạm vào dải. Vì thế, khi áp dụng phương pháp này, bạn có thể:

  1. Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band)
  2. Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band)

Trên lý thuyết, thì phương pháp này sẽ hiệu quả hơn trong thời điểm thị trường đi ngang (sideway), nhưng khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ thì hãy cực kỳ thận trọng khi sử dụng phương pháp này nhé!

Phương pháp giao dịch Bollinger Bands Squeeze

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Nhắc lại một lần nữa về dải băng co bóp Bollinger Squeeze: Dải băng co lại với nhau thì thị trường đang bùng nổ giá và giá thoát đi rất nhanh. Nếu cây nến bắt đầu thoát đi (breakout) đỉnh trên của dải băng thì thường, giá sẽ tiếp tục đi lên. Tương tự khi giá phá đỉnh dưới, giá thường sẽ tiếp tục giảm. Bạn có thể:

  1. Giá breakout xuống khỏi dải băng, thực hiện lệnh bán
  2. Giá breakout lên khỏi dải băng, thực hiện lên
Xem thêm  Định chế tài chính là gì? Vai trò và các định chế tài chính phổ biến

Nghe thì có vẻ dễ và hiệu quả, nhưng làm cách nào để bạn dự đoán sớm được thời điểm breakout để vào lệnh sớm? Nếu điểm breakout đã quá rõ ràng thì bạn sẽ khó đạt được tỷ lệ vào lệnh tốt.

Kết hợp Bollinger Band với các mô hình đảo chiều

Bạn có thể kết hợp dải Bollinger cùng các mô hình đảo chiều. Cách thực hiện như sau:

  1. Xem trạng thái dải Bollinger tại vùng đó
  2. Xem xét các khu vực kháng cự và hỗ trợ
  3. Tìm kiếm các mô hình đảo chiều như: Bullish Engulfing, Bearish Engulfing

Sau đó xác lập một điểm vào lệnh từ dữ liệu có được này.

Kết hợp Bollinger Band với chỉ báo RSI

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Đây là một bí kíp cực kỳ hiệu quả nhưng ít trader sử dụng vì ngại tìm các Indicator hỗ trợ phù hợp để kết hợp chúng với nhau. RSI (Relative Strength Index, hay Chỉ số Sức mạnh Tương quan) dùng để đánh giá sự suy yếu hay sức mạnh của xu hướng chuyển động giá.

Vậy cách để thực hiện chiến lược kết hợp giữa dải Bollinger và RSI như thế nào?

Chúng ta sẽ đi tìm phân kỳ của chỉ báo RSI.

Có 2 loại phân kỳ RSI: Phân kỳ giảm (Khi thị trường tạo đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo RSI giảm) và Phân kỳ tăng (Khi thị trường tạo đáy thấp hơn nhưng chỉ báo RSI tăng). Có nghĩa đây là những dấu hiệu cho thấy sắp có sự đảo chiều.

Xem thêm  Máy đào ASIC là gì? Tương lai của ASIC

Chú ý: Hãy kết hợp kháng cự và hỗ trợ cùng với phân kỳ RSI để có thể tìm được một giao dịch đảo chiều có xác xuất win cao hơn rất nhiều.

Đây là ý tưởng giao dịch:

Nếu giá đang hướng lên và nằm ở dải trên của dải Bollinger, chúng ta tìm kiếm một phân kỳ giảm. Và nếu giá đang hướng xuống nằm ở dải dưới của Bollinger, chúng ta sẽ tìm một phân kỳ tăng RSI.

Khi giá đang ở dải trên hay dải dưới sẽ có thể bật lại về dải giữa, kết hợp cùng dấu hiệu đảo chiều từ sự phân kỳ của RSI thì chúng ta có một giao dịch đảo chiều.

Kết hợp Bollinger Band với Price Action

Price Action là kỹ năng đọc biểu đồ chỉ dựa vào giá mà không dựa vào các chỉ báo kỹ thuật hay tin tức. Cách thức sử dụng phương pháp giao dịch này là: khi giá gần đi đến dải trên, giải dưới, giải giữa thì hãy tìm kiếm các dấu hiệu đảo chiều từ giá như doji, insider bar,… và có thể vào lệnh ngược lại để có tỉ lệ thắng cao hơn do vào lệnh ở vùng hợp lưu.

Ngắn gọn là kết hợp dải Bollinger cùng nến Nhật.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page