Chỉ báo Force Index là gì?

Chỉ báo Force Index được biết đến từ quyển sách khá nổi tiếng Trading for Living của tiến Sỹ Alexander Elder. Đây là một chỉ báo khối lượng được ông khá coi trọng.

Một điều lưu ý rằng có những loại indicator được giới thiệu từ rất lâu đến bây giờ thì đã lỗi thời, có thể là do công thức tính toán không còn ý nghĩa với thị trường và cũng không còn ai phát triển nó nữa. Nhưng Force Index vẫn là một trong những công cụ vẫn còn được sừ dụng tốt và dĩ nhiên nó phải có một sức mạnh nào đó thì mới có thể được sử dụng cho đến ngày nay.

Nội dung bài viết
ẩn

Force Index là gì?

Force Index là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi Alexander Elder, thuộc nhóm Chỉ báo độ dao động (Oscillator), phản ánh sự di chuyển giá giữa các vùng mua – bán (Supply – Demand), nhằm đo lường Bull và Bear Power tại mỗi mức tăng giảm tương ứng, đồng thời còn nhằm tổng hợp các nhân tố của thị trường: xu hướng giá, phạm vi và khối lượng giao dịch. Chỉ báo Force Index hay được sử dụng chung với đường trung bình động (Moving Average). Giá trị gần đúng được tính khi sử dụng đường trung bình ngắn hạn (2 chu kỳ) nhằm tìm cơ hội để vào hoặc thoát lệnh. Giá trị gần đúng được tính cùng với đường trung bình dài hạn (13 chu kỳ) sẽ xác định xu hướng và điều chỉnh của xu hướng.

Công thức tính Force Index

Chỉ báo Force Index được tích hợp vào phần mềm giao dịch phổ biến như MT4. Mức độ (lực) biến động của mỗi thị trường đặc trưng bởi hướng biến động, tỷ lệ và khối lượng. Nếu mức giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá đóng cửa trước đó thì lực là dương. Nếu mức giá đóng cửa hiện tại thấp hơn mức giá đóng cửa trước đó thì lực là âm. Khối lượng giao dịch càng lớn thì lực càng lớn.

FORCE INDEX (i) = VOLUME (i) * ((MA (ApPRICE, N, i) – MA (ApPRICE, N, i-1))

Trong đó:

  • FORCE INDEX (i) – Chỉ Số Lực của cây nến hiện tại;
  • VOLUME (i) – khối lượng của cây nến hiện tại;
  • MA (ApPRICE, N, i) – bất kỳ trung bình trượt nào của cây nến hiện tại trong N thời kỳ:
  • Giản đơn, Lũy Thừa, Có Trọng Số hoặc Làm Trơn;
  • ApPRICE – giá áp dụng;
  • N – Thời kỳ làm trơn;
  • MA (ApPRICE, N, i-1) – bất kì trung bình trượt nào của cây nến trước đó.

Force Index sẽ được tính theo từng khoảng giai đoạn. Ví dụ: bạn muốn tính chỉ số Force trong 14 ngày.

Force Index (1) = (Giá đóng cửa ngày gần nhất – Giá đóng cửa ngày trước đó)* Khối lượng trung bình trong ngày gần nhất (1)

Lặp lại phép tính này với 13 ngày còn lại, tính trung bình cộng 14 ngày đó, bạn sẽ có chỉ số Force Index (14).

Xem thêm  Audius là gì? Thông tin về đồng AUDIO

Giải thích ý nghĩa: sự thay đổi giữa giá đóng cửa hôm qua và hôm nay sẽ thể hiện xu hướng hôm nay là tăng hay giảm, cộng thêm khối lượng giao dịch hôm nay sẽ cho thấy lực tăng hoặc giảm mạnh như thế nào.

Cách mở Force Index trên MT4

Để thêm Force Index trên MT4, bạn vào Insert -> Indicators -> Oscillators -> Force Index:

Chỉ báo Force Index là gì?

Cách sử dụng Force Index

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng Force index thì trader cần phải nắm rõ cách thức mà loại chỉ báo này vận hành. Như đã nói ở trên, các biến động của thị trường đều được thể hiện rất đặc trưng qua các nhân tố: xu hướng, phạm vi và khối lượng giao dịch. Cụ thể:

  • Nếu giá đóng cửa của cột hiện tại cao hơn cột vừa trước, lực sẽ có giá trị dương. Nếu giá đóng cửa hiện tại thấp hơn, lực sẽ âm;
  • Chênh lệch giá càng lớn thì lực càng mạnh;
  • Khối lượng giao dịch càng lớn thì lực càng mạnh.

Một vài trường hợp khác bao gồm:

  • Nên mua khi trị số của chỉ báo là âm (xuống dưới 0) mặc dù chỉ báo đang trong giai đoạn có xu hướng tăng;
  • Chỉ báo cho thấy xu hướng tăng vẫn sẽ tiếp tục tăng nếu nó chạm một đỉnh mới;
  • Tín hiệu bán giao dịch thường xuất hiện khi chỉ báo giá trị dương trong một thị trường xu hướng giảm;
  • Chỉ báo cho thấy cường độ giảm (Bears Power) và xu hướng giảm vẫn sẽ duy trì nếu chỉ báo chạm một đáy mới;
  • Nếu giá điều chỉnh không tương quan với thay đổi trong khối lượng giao dịch, chỉ báo Force Index sẽ nằm ở một mức nhất định, cho thấy rằng xu hướng thị trường nhiều khả năng sẽ thay đổi trong thời gian gần.

Dùng Force Index để phán đoán xu hướng thị trường

Dùng Force Index để phán đoán xu hướng thị trường

Phán đoán xu hướng là một trong những cách dùng căn bản nhất của Force index nói riêng và của các chỉ báo loại Oscillator nói chung. Trader quan sát giá trị của Force Index sẽ có được cái nhìn tổng quan về sự chuyển đổi qua lại giữa áp lực mua và bán, qua đó có sẽ có những nhận định chính xác về momentum của giá.

Xem thêm  Tiền pháp định (Fiat) là gì? Sự khác biệt so với tiền mã hoá?

Cụ thể:

  • Nếu đường giá trị của chỉ báo di chuyển xa khỏi giá trị 0 tức là momentum của thị trường đang mạnh
  • Nếu đường giá trị của chỉ báo di chuyển gần vào giá trị 0  thì momentum càng yếu.
  • Đường chỉ báo nằm trên vùng dương (trên giá trị 0), tức là thị trường có xu hướng tăng giá
  • Đường chỉ báo nằm ở giá trị âm (dưới vùng 0) thì thị trường có nguy cơ giảm giá.

Dùng Force Index xác định các điểm điều chỉnh giá

Dùng Force Index xác định các điểm điều chỉnh giá

Một trong những rủi ro lớn nhất của việc lướt xu hướng là gặp các đợt giá quay đầu (hay còn gọi là hồi giá). Force Index sẽ giúp chúng ta nhận biết được sự “nhiễu” này sớm nhất có thể.

Ví dụ nếu thị trường đang trong xu hướng tăng và trader đã nắm bắt đúng xu hướng của thị trường. Lúc này, vùng điều chỉnh sẽ là vùng mà đường Force Index quay đầu trở lại giá trị không, tốt hơn nữa là cắt qua hẳn luôn. Để phán đoán xem xu hướng này liệu sẽ kết thúc hay duy trì thì trader lại quan sát Force Index tiếp. Nếu đường Force Index đã cắt giá trị 0 và quay đầu tăng trở lên lại thì nhiều khả năng, đợt điều chỉnh giá đó đã hết và xu hướng của thị trường vẫn được duy trì. Khi đó, trader có thể an tâm vào lệnh mua nhanh gọn.

Còn muốn đặt Stop Loss như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào cảm tính thị trường của trader và nó lại là một chủ đề hoàn toàn khác.

Dùng Force Index để xác định phân kỳ

Dùng Force Index để xác định phân kỳ

Phân kỳ (Divergence) sẽ xuất hiện nếu xu hướng của giá thị trường và xu hướng của chỉ báo ngược nhau. Cụ thể, nếu giá thị trường liên tục tạo các đáy giá mới trong khi chỉ báo Force Index lại tạo đỉnh thì thông thường một phân kỳ tăng sẽ xuất hiện kèm theo một xu hướng đảo chiều.

Tuy nhiên, trader nên xem phân kỳ như một tín hiệu phán đoán thời điểm giá đảo chiều hơn là một tín hiệu để vào lênh giao dịch. Bởi vì, trong nhiều trường hợp xu hướng giá vẫn không đảo chiều rất lâu sau khi phân kỳ xuất hiện. Trader nên kết hợp nhiều yếu tốt để có những phán đoán chính xác nhất.

Nên kết hợp Force Index với chỉ báo nào?

Bất kỳ một công cụ indicator nào cũng đều có điểm mạnh và điểm yếu, vì vậy, các trader forex thường sử dụng nhiều công cụ để theo dõi và đưa ra tín hiệu.

Xem thêm  SONM là gì? Thông tin về đồng SNM

Chỉ số Force Index thường chỉ dùng để đánh giá về cách di chuyển, độ mạnh của giá ở các giai đoạn trước đó và chỉ lấy giá trị trung bình, vậy nên nó sẽ bị chậm. Nhiều khi, chỉ số Force phải mất một khoảng thời gian để đưa ra tín hiệu thị trường tăng trở lại, trong khi đó, giá đã tăng đáng kể.

Vì vậy, chỉ số Force Index thường được dùng như một công cụ đưa ra tín hiệu xác nhận hơn là đưa tín hiệu vào lệnh.

Chỉ số Force thường được dùng chung với đường trung bình động EMA (Exponential Moving Average). Đường EMA được tính bằng công thức hàm mũ, luỹ thừa, trong đó: trọng số là các biến động giá trong các khung thời gian gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy với các biến động ngắn hạn, nó giúp trader nhận biết các tín hiệu đảo chiều nhanh hơn.

Dựa vào ưu điểm đó, EMA sẽ giải quyết vấn đề phản ứng của chỉ số Force Index. EMA và chỉ số Force Index được xem là cặp bài trùng, EMA sẽ cho tín hiệu vào lệnh và Force Index sẽ xác nhận lại để trader tự tin vào lệnh.

Khi áp dụng, tuỳ loại tài sản và phương pháp giao dịch mà trader lựa chọn chỉ số SMA tương thích với chỉ số Force.

Kết hợp Force Index với các chỉ báo khác

Sự biệt giữa Force Index và Money Flow Index

Chỉ số Money Flow Index (MFI) cũng giống như chỉ số Force Index, đều dựa trên giá kết thúc và khối lượng để thể hiện độ mạnh của một xu hướng và phát hiện sự điểm đảo tiềm năng. Tuy nhiên, chỉ số MFI tính toán phức tạp hơn Force Index.

MFI dựa trên trung bình giá ở mức cao nhất, thấp nhất và đóng cửa của ngày. MFI cũng chỉ giới hạn từ mức 0 đến 100. Bởi vì sự tính toán khác nhau và thể hiện khác nhau, MFI sẽ có ý nghĩa và cách dùng khác với Force Index.

Nếu bạn là một trader theo xu hướng và đang tìm kiếm một công cụ (indicator) cho điểm đảo chiều tốt thì chỉ số Force Index sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cùng với EMA.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page