Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Bên cạnh RSI, MACD, thì Stochastic Oscillator cũng là một chỉ báo ưa dùng của nhiều trader. Không chỉ đơn giản, dễ sử dụng mà Stochastic còn chứng minh tính hiệu quả của nó khi dự báo xu hướng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Stochastic Oscillator là gì, ý nghĩa của nó và làm thế nào để sử dụng Stochastic một cách hiệu quả.

Nội dung bài viết
ẩn

Stochastic Oscillator là gì?

Stochastic (hay Stochastic Oscillator) là một chỉ báo dùng để đo lường quán tính và sức mạnh của giá, báo hiệu các tín hiệu đảo chiều xu hướng sớm hơn diễn biến của giá qua những tín hiệu quá mua/quá bán.

Chỉ báo này lần đầu tiên được phát minh bởi George Lane, theo lời ông thì Stochastic có nhiệm vụ đo động lượng của giá. Ông lấy ví dụ của tên lửa để dễ dàng liên tưởng: cụ thể, khi tên lửa phòng lên, nó sẽ bay chậm lại trước khi rơi xuống lại mặt đất. Hay nói cách khác, động lượng (momentum) sẽ luôn thay đổi trước giá.

Công thức tính Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Chỉ báo Stochastic được cấu thành từ 2 đường dao động: %K và %D; với %K là đường Stochastic nhanh và %D là đường Stochastic chậm.

  • %K = (Giá đóng cửa – giá thấp nhất n phiên trong quá khứ)/(giá cao nhất n phiên trong quá khứ – giá thấp nhất n phiên trong quá khứ) (n mặc định là 14 phiên, bạn có thể tự thay đổi)
  • %D = SMA của %K (mặc định là 3 phiên giao dịch, bạn có thể thay đổi số phiên)

Cài đặt chỉ báo Stochastic Oscillator

Trên phần mềm MT4, bạn chọn Inserts/chọn Indicators/chọn Oscillator/chọn Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Sau khi chọn Stochastic Oscillator, sẽ có bảng thông số hiện ra, đó chính là toàn bộ những gì mà bạn có thể tùy chỉnh để cá nhân hóa chỉ báo theo ý tưởng giao dịch mình.

Xem thêm  BOTV là gì? BOTV có lừa đảo không?

Bạn có thể tự do thay đổi các thông số của chỉ báo Stochastic như số phiên tính giá trị %K Stochastic, số phiên tính %D.

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic Oscillator

Oscillator là một chỉ báo động lượng. Trong đó 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho sự đảo chiều có thể xảy ra dựa trên sự thay đổi của động lượng. Stochastic xác định trạng thái của thị trường đang nằm trong vùng quá mua hay quá bán. Cụ thể:

  • Vùng quá mua: Stochastic trên 80
  • Vùng quá bán: Stochastic dưới 20

Về cơ bản thì Stochastic hoạt động tương tự chỉ báo RSI, khi thị trường rơi vào hai vùng quá mua hoặc quá bán thì có thể thị trường sẽ đảo chiều.

Cách giao dịch với Stochastic Oscillator

Giao dịch tại vùng quá mua và quá bán

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Đây là cách sử dụng phổ biến nhất. Rất đơn giản

  • Vào lệnh mua khi có tín hiệu quá bán
  • Vào lệnh bán khi có tín hiệu quá mua

Giao dịch tại điểm cắt nhau của Stochastic

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Cách giao dịch này sử dụng giao điểm đường %K và đường %D như một tín hiệu để vào lệnh. Cụ thể:

  • Lệnh mua: khi đường %K cắt hướng lên đường %D
  • Lệnh bán: Khi đường %K cắt hướng xuống đường %D

Tuy nhiên, bạn nên kết hợp thêm các chỉ báo khác để dự đoán xu hướng chính xác nhất.

Giao dịch với Stochastic phân kỳ

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Khi giá đang tạo đáy thấp hơn nhưng Stochastic lại tạo đáy cao hơn, đây là tín hiệu của phân kỳ tăng. Ngược lại, khi giá đang tạo đáy cao hơn nhưng Stochastic lại tạo đáy thấp hơn, đây là tín hiệu của phân kỳ giảm. Cách giao dịch như sau:

  • Lệnh mua: khi có tín hiệu từ phân kỳ tăng
  • Lệnh bán: khi có tín hiệu từ phân kỳ giảm

Kết hợp Stochasics với các chỉ báo khác

Bạn không thể nào giao dịch chỉ bằng duy nhất một chỉ báo và đôi khi các chỉ báo còn đưa ra tín hiệu đánh lừa bạn. Chính vì thế, bạn nên kết hợp thêm các chỉ báo khác để đưa ra các dự báo chính xác hơn tăng tỷ lệ win của các lệnh. Dưới đây là một số chỉ báo để bạn tham khảo:

Xem thêm  Alpaca Finance là gì? Thông tin về đồng ALPACA

Kết hợp với đường trung bình động MA

Đường trung bình động là một chỉ báo được cho là xác định xu hướng tốt nhất trên thị trường. Với cách giao dịch này, chúng ta sẽ sử dụng kết hợp Stochastic và đường MA(200), lúc này đường MA(200) sẽ đóng vai trò như một hỗ trợ và kháng cự động. Cụ thể:

Nếu xu hướng tăng được duy trì trong dài hạn, giá sẽ liên tục vận động trên đường MA(200) và xem MA(200) như một hỗ trợ động.

Ngược lại, giá có xu hướng giảm dài hạn thì giá vận động dưới đường MA(200) và lúc này, MA(200) sẽ có vai trò như đường kháng cự động.

Vì đường MA(200) loại bỏ các biến động ngắn hạn nên phản ánh xu hướng dài hạn rất chính xác. MA(200) vì vậy, sẽ đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự động rất mạnh mẽ và giá khó phá vỡ.

Cách giao dịch cụ thể như sau:

  • Lệnh mua: nếu giá nằm trên đường MA(200) và Stochastic đi vào vùng quá bán.
  • Lệnh bán: nếu giá nằm dưới đường MA(200) và Stochastic đi vào vùng quá mua.

Kết hợp với phân tích đa khung thời gian

Khi bạn giao dịch ở những khung thời gian ngắn, có khả năng xu hướng ở khung thời gian ngắn này đang chống lại xu hướng chung ở khung thời gian lớn hơn. Lấy ví dụ, khi bạn muốn thực hiện lệnh ở khung thời gian H1, thì:

Xem thêm  OneCoin là gì? Có nên đầu tư vào đồng tiền bị xem là lừa đảo không?

Đầu tiên, xác định xu hướng ở khung thời gian H4 hoặc D1

Tiếp theo, chờ đợi xu hướng ở H1 theo xu hướng ở H4

Cuối cùng, bạn đợi đến khi Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua để xác định điểm vào lệnh.

Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

Thêm một cách nữa để lọc đi tín hiệu nhiễu là kết hợp thêm mô hình nến đảo chiều. Cụ thể như sau:

Đầu tiên, xác định xu hướng chung của thị trường.

Tiếp theo, tìm kiếm các mô hình nến đảo chiều.

Cuối cùng, bạn chờ đợi Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua và vào lệnh.

Kết hợp Stochastic với Trendline

Stochastic lúc này sẽ là một bộ lọc tín hiệu để xác nhận các điểm vào lệnh dựa trên đường trendline. Cách giao dịch cụ thể:

Lệnh mua:

  • Thị trường đang trong xu hướng tăng
  • Vẽ một đường trendline tăng và chờ giá pullback trở lại đường trendline
  • Khi giá đến gần trendline, xác định điểm vào lệnh khi giá đang quá bán
  • Điểm Stop Loss ở dưới đường trendline tăng, Take Profit ở ngưỡng kháng cự phía trên

Lệnh bán:

  • Ngược lại, lệnh này được thực hiện khi thị trường đang trong xu hướng giảm
  • Vẽ một trendline giảm và chờ giá pullback về trendline
  • Khi giá gần trendline, bạn xác định điểm vào lệnh khi thấy Stochastic đang vùng quá mua
  • Đặt Stop Loss ở trên trendline giảm, Take Profit ở vùng hỗ trợ phía dưới

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Related Posts

WeChat là gì? Cách sử dụng We Chat từ A-Z mới nhất

WeChat là gì? Cách sử dụng We Chat từ A-Z mới nhất

Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ với các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như Messenger, Zalo, LINE… Vậy bạn có biết ở Trung…

Tổng hợp thuật ngữ trong lĩnh vực Cryptocurrency

Tổng hợp thuật ngữ trong lĩnh vực Cryptocurrency

Bài viết này sẽ tổng hợp những thuật ngữ trong lĩnh vực Cryptocurrency để các bạn newbie có một bước khởi điểm vững chắc nhất. Address: Địa…

Cẩm nang đầu tư Bitcoin mới nhất

Cẩm nang đầu tư Bitcoin mới nhất

Năm 2017, trên thế giới có thêm hàng ngàn tỉ phú mới, kiếm hàng triệu $ trong thời gian cực ngắn bằng cách đầu tư vào Bitcoin…

8 sai lầm và 23 quy tắc giao dịch nổi tiếng

8 sai lầm và 23 quy tắc giao dịch nổi tiếng

Jesse Lauriston Livermore nổi danh là một trong các nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20. Chỉ một số ít người có khả năng kiếm…

Michael Burry là ai? Nhà bán khống tài năng "The Big Short"

Michael Burry là ai? Nhà bán khống tài năng “The Big Short”

Michael Burry là một hiện tượng đặc biệt trong thế giới quản lý quỹ. Ông không hề được học tập về tài chính và chứng khoán, xuất…

ama casper network va cryptoviet

AMA Casper Network x Cộng đồng Casper Vietnam

Nội dung bài viết ẩn INTRODUCE Hope everyone is ready for the AMA with the Casper. Hy vọng mọi người đã sẵn sàng cho buổi AMA cùng…

You cannot copy content of this page