Chỉ số EPS (Earning Per Share) là gì?

Nội dung bài viết
ẩn

Chỉ số EPS là gì?

EPS (Earning Per Share) có thể dịch ra là “thu nhập” hay “lợi nhuận” cơ bản trên một cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường.

Công thức tính chỉ số EPS

EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi) ÷ Số lượng cổ phiếu đang lưu thông

Số lượng cổ phiếu ở đây có thể là:

  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông (cho kết quả EPS chính xác hơn)
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ (thuận tiện cho việc tính toán)

Ví dụ, công ty ABC có 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế (Earning) của công ty là 100 tỷ, thì EPS = 100 tỷ lợi nhuận/100 triệu cổ phiếu = 1.000đ.

Tức là một cổ phiếu mang lại lợi nhuận là 1.000đ, hay “thu nhập” trên mỗi cổ phiếu là 1.000đ, hay EPS = 1000đ.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

EPS là biến số quan trọng khi tính toán giá cổ phiếu, và đóng vai trò quan trọng cấu thành nên hệ số P/E.

EPS càng cao phản ánh hiệu suất kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và cổ phiếu cũng có giá trị hơn.

Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những công ty tiến hành chia tách cổ phiếu để làm giảm chỉ số EPS. Ví dụ như công ty ABC có chỉ số EPS là 5000 VND và tiến hành chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 thì EPS sẽ giảm còn một nửa, nghĩa là chỉ còn 2500 VND.

Xem thêm  Bibox là gì? Đánh giá và hướng dẫn sử dụng sàn Bibox

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Ngoài ra có thể làm giảm EPS bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông, lúc này kết quả EPS sẽ được gọi là “EPS pha loãng”, sẽ được trình bày ở phần dưới đây.

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.

Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo “chất lượng” của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

Xem thêm  STO (Security Token Offering) là gì?

Các loại chỉ số EPS

Chỉ số EPS bao gồm 2 loại:

  • EPS cơ bản (Basic EPS)
  • EPS pha loãng (Diluted EPS)

EPS cơ bản (Basic EPS)

Basic EPS là lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu. Đây là EPS phổ biến hơn và được tính theo công thức gốc:

EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ

EPS pha loãng (Diluted EPS)

Diluted EPS là lãi suy giảm trên 1 cổ phiếu. EPS này chính xác hơn, và cần được theo dõi vì các doanh nghiệp đôi khi phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm, các quyền mua mà sau này được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai.

Khi đó, EPS của doanh nghiệp này sẽ thay đổi, do số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên đột biến nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào. Lúc này, nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến EPS cơ bản, mà bỏ qua các yếu tố trên để dự đoán EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến sai lầm.

Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty buộc phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Ví dụ về EPS

Công ty cổ phần sữa VINAMILK (VNM)

Chỉ số EPS (Earning Per Share) là gì?

Chỉ số EPS: 7.11 VND; EPS pha loãng là: 7.11. Điều đó có nghĩa là: cứ mỗi cổ phiếu của Vinamilk trị giá 191.000đ (giá hiện tại ngày 12.12.2017) thì sẽ mang về một khoảng lợi nhuận là 7.110đ.

Xem thêm  Flash Crash là gì? Những lần Flash Crash rung chuyển thị trường tài chính

=> Có thể giải thích theo cách khác cho dễ hiểu như sau: Để nhận được 7.110đ lợi nhuận kinh doanh từ Vinamilk, thì bạn phải bỏ ra 191.000đ để mua một cổ phiếu của Vinamilk, nếu bạn quyết định mua Vinamilk vào ngày 12/12/2017.

EPS phản ánh đến lợi nhuận mang lại, kết quả kinh doanh của công ty.

Công ty cổ phần Thép Đà Nẵng (DNS)

Chỉ số EPS (Earning Per Share) là gì?

Chỉ số EPS cơ bản: 1.390 VND; Chỉ số EPS pha loãng: 1.390 VND ; Giá hiện tại là: 12.000 VND

==> Tương tự như đã phân tích bên trên, Để cho dễ hiểu về EPS thì bạn có thể hình dung như sau: Cứ bạn bỏ ra 12.000đ để mua 1 cổ phiếu của DNS, thì lợi nhuận trên 1 cổ phiếu đó mang lại là 1.390đ. Hay nói cách khác là: Lợi nhuận/1 cổ phiếu của DNS là 1.390đ (1.39 nghìn đồng).

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page