Chỉ số VIX của CBOE là gì?
Trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, yếu tố tâm lý luôn là chủ đề được đưa ra bàn luận và nhiều nhà nghiên cứu luôn cố gắng để có lượng hóa được yếu tố tâm lý này. Hai thái cực tâm lý chi phối hàng đầu luôn nhắc đến đó là Lòng Tham và Nỗi Sợ Hãi (Greed and Fear). Trong đầu tư chứng khoán, nếu chúng ta có thể kiểm soát lòng tham và có khả năng chi phối nỗi sợ hãi thì gần như chúng ta có thể kiểm soát được thị trường, đưa ra các quyết định chính xác cao. Tuy nhiên, rất hiếm nhà đầu tư có thể làm tốt được điều này do diễn biến tâm lý bị tác động bởi thị trường mang lại.
Thị trường vận động theo 3 xu hướng đó là xu hướng tăng, xu hướng giảm và Sideway. Với việc diễn biến bình thường trong 3 xu hướng trên thì tâm lý thị trường khá ổn định, chưa có gì hoảng sợ hay lo lắng cả. Nhưng khi một sự kiện bất ngờ xảy ra như vụ Bầu Kiên, vụ Biển Đông, hay Brexit, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ tạo lên sự hoảng loạn về mặt tâm lý dẫn đến các quyết định cảm tính nhiều hơn suy luận logic. Đây là lúc hoặc Lòng Tham hay Nỗi Sợ Hãi được đẩy lên cao nhất, dẫn đến dao động (volatility) lớn hơn, giá co giật lên xuống với biến động lớn. Để đo 2 thái cực Lòng Tham và Nỗi Sợ Hãi thể hiện qua dao động của thị trường, chúng ta có một chỉ số gọi là VIX – Volatility Index – Chỉ số đo dao động), hay tên gọi khác là Fear Index.
ẩn
Chỉ số VIX là gì?
VIX (Volatility Index) là chỉ số đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán, dùng để đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới trên thị trường chứng khoán, bằng việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn của chỉ số S&P 500. Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) và được giới thiệu lần đầu vào năm 1993.
VIX là một trong những chỉ số đo lường Market Sentiment (tâm tính thị trường), do đó nó còn được gọi là Thước đo sự sợ hãi (Fear Gauge) hay Chỉ số nỗi sợ (Fear Index).
Hiện tại nó đã trở thành một thước đo uy tín và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu trong việc dự báo độ dao động của thị trường vốn tại Mỹ. Những nhà đầu tư, nhà phân tích và người quản lí danh mục sẽ xem xét giá trị của chỉ số VIX để đo lường mức độ rủi ro, sợ hãi và căng thẳng của thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Làm thế nào để giao dịch với chỉ số VIX?
Để biết cách giao dịch với VIX, chúng ta sẽ nói sơ qua cái cách thị trường phản ứng với “Nỗi Sợ Hãi”. Khi giới đầu tư càng Sợ, họ sẽ càng đi tìm các kênh đầu tư an toàn như Vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ, các đồng tiền có lãi suất thấp như JPY hay CHF và họ sẽ né các kênh rủi ro như chứng khoán, bất động sản, các đồng tiền có lãi suất cao. Hướng đầu tư sẽ ngược lại nếu họ hết Sợ. Khi VIX tăng thì thể hiện nỗi sợ tăng, VIX giảm thể hiện nỗi sợ giảm. Sản phẩm bị tác động trực tiếp nhất bởi VIX là chứng khoán Mỹ, đặc biệt là các chỉ số thị trường chung như S&P 500, Dow Jones, Nasdaq.
Giá trị của VIX tăng càng cao, sự hoảng loạn của thị trường càng lớn. Giá trị của VIX giảm càng thấp, sự hài lòng của thị trường càng nhiều. Là thước đo cho sự hài lòng hay hoảng loạn của thị trường, VIX thường được sử dụng như một chỉ báo trái ngược. Việc giá trị VIX ở mức cực thấp kéo dài cho biết mức độ hài lòng cao, và nói chung điều đó liên quan đến thị trường giảm giá. Một vài người coi giá trị VIX dưới 20 là thị trường giảm giá quá mức. Ngược lại, việc giá trị VIX ở mức cực cao kéo dài cho biết mức độ lo lắng hay hoảng loạn giữa những người giao dịch quyền chọn cao, và điều đó liên quan đến thị trường tăng giá. Mức giá trị VIX cao thường xuất hiện sau một sự mở rộng giảm giá hoặc đột ngột giảm giá, và cảm giác là thị trường giảm giá khá nhiều. Một vài người coi giá trị VIX trên 30 là thị trường tăng giá.
Dựa vào chỉ số VIX, chúng ta có thể giao dịch chứng khoán Mỹ thông qua sự phân kỳ – divergence – như sau:
- Nếu chỉ số chứng khoán (S&P 500) tăng và VIX cũng tăng thì khả năng sắp tới thị trường sẽ giảm, do giới đầu tư lo ngại và có thể bán ra.
- Nếu chỉ số chứng khoán (S&P 500) tăng nhưng VIX giảm thì xu hướng tăng của thị trường tiếp tục được hỗ trợ tốt.
- Chỉ số chứng khoán (S&P 500) đang giảm và VIX tăng nhưng chưa đạt đỉnh thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục được duy trì. Khi VIX đạt đỉnh, việc đảo chiều sẽ xảy ra.
- Nếu chỉ số chứng khoán (S&P 500) giảm và VIX cũng giảm thì thị trường có thể bật tăng trở lại.
Tất nhiên mối quan hệ này không phải tuyệt đối và có thể bị nhiễu như những chỉ báo kỹ thuật khác.
Đôi lúc có sự tương quan nghịch nhau giữa VIX và S&P 500 là tầm 80%, tức là trong 80% thời gian thì 2 chỉ số này chạy ngược nhau.
Ví dụ: Một nghiên cứu biến động giá trong quá khứ từ năm 1990 cho thấy chỉ báo VIX (Biểu đồ màu xanh) đi xuống, chỉ số S&P 500 (Biểu đồ màu cam) sẽ có xu hướng tăng lên. Thị trường đang trở nên cực kỳ lạc quan và tích cực. Ngược lại, khi diễn biến chỉ báo VIX tăng lên, cho thấy những biến động tăng lên dần, chỉ số S&P 500 sẽ có xu hướng suy giảm trở lại.
Xem chỉ số VIX ở đâu?
Bạn có thể theo dõi VIX Charting ở một số trang tiêu biểu dưới đây:
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.