Chiến tranh Thương mại (Trade War) là gì?

Nội dung bài viết
ẩn

Chiến tranh Thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại (Trade War) hay chiến tranh mậu dịch là hiện tượng hai hoặc nhiều quốc gia tạo ra các rào cản thuế quan hoặc các rào cản thương mại khác để trả đũa cho các rào cản thương mại của đối phương.

Chiến tranh thương mại có thể xảy ra khi một quốc gia bất kỳ nhận thấy sự chính sách thương mại của quốc gia khác đối với mình là không công bằng. Một khi chiến tranh thương mại nổ ra thì nó sẽ có sức tàn phá to lớn, không những ảnh hưởng đến kinh tế 2 quốc gia tham gia trực tiếp, mà còn cả các ngành, quốc gia không tham gia

Một số nhà kinh tế đồng ý rằng chiến tranh thương mại cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ kinh tế của đất nước mình, tuy đất nước nhỏ sẽ tốn kém hơn nhiều so với nước lớn. Ví dụ, nếu một quốc gia tăng thuế, thì nước thứ hai cũng có thể tăng thuế để trả đũa.

Các hình thức của Chiến tranh Thương mại

Chiến tranh Thương mại không đơn thuần là việc một quốc gia tăng mức áp thuế để trả đũa động thái của nước khác, mà nó còn có thể diễn ra theo các hình thái sau:

Chiến tranh tiền tệ: Các nước tìm cách giành lợi thế bằng cách hạ giá đồng nội tệ nước mình so với ngoại tệ nước khác. Khi tỉ giá hối đoái giảm, xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong khi nhập khẩu vào trở lên đắt đỏ. Cả hai tác động này đều có lợi cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc tăng giá đối với hàng hóa nhập khẩu (cũng như chi phí đi lại ra nước ngoài) làm giảm sức mua của người dân, và nếu tất cả các nước đều áp dụng chiến lược như vậy thì sẽ làm suy giảm thương mại toàn cầu và gây hại cho tất cả các nước.

Xem thêm  MoneyGram là gì? Chuyển tiền Money Gram có uy tín không?

Chiến tranh thuế quan: Các nước tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến các hàng hoá nhập khẩu này trở lên đắt đỏ do phải gánh thêm chi phí thuế, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm nội địa không phải chịu thuế.

Cấm vận kinh tế: Là các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều nước nhằm vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như chính trị, quân sự và xã hội.

Chiến tranh kinh tế: Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp nhằm làm suy yếu nền kinh tế của đối thủ. Ví dụ trong thời chiến, chiến tranh kinh tế nhằm vào việc phong tỏa, thu giữ, kiểm soát, phá hoại các nguồn lực kinh tế quan trọng để làm cho lực lượng của đối thủ suy yếu. Chiến tranh kinh tế thường là một khía cạnh trong một cuộc chiến toàn diện, trong đó không chỉ có chiến tranh bằng vũ trang, quân sự, việc hủy hoại kinh tế của nhau có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của kẻ thù.

Nguyên nhân và hậu quả để lại của Chiến tranh Thương mại

Chiến tranh thương mại xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ. Đây là đề tài tranh luận khốc liệt giữa những lợi ích và tác hại của nó.

  • Lập luận ý kiến phản đối: Gây tổn hại cho người dân về lâu dài, làm chậm phát triển kinh tế và trao đổi văn hóa. Nó cũng làm tăng giá sản xuất, khiến hàng hóa trong nước đắt hơn.
  • Lập luận ủng hộ: Chính sách bảo hộ tốt thì sẽ tạo lợi thế canh tranh và tạo thêm việc làm cho người dân.
Xem thêm  Sàn giao dịch Bitcoin và tiền ảo uy tín nhất Việt Nam

Cụ thể:

Lợi ích Tác hại
Bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh Khiến tăng cao tỉ lệ thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc, lạm phát.
Tăng nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước Nguyên nhân gây giảm thị trường thương mại
Thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong nước Trì trệ thương mại
Cải thiện thâm hụt thương mại Kinh tế tăng trưởng chậm
Trừng phạt quốc gia có các chính sách thương mại phi đạo đức Có thể khiến một hay nhiều quốc gia bị cô lập trên thế giới, làm tổn thương quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa

Ngoài thuế quan, chính sách bảo hộ có thể được thực hiện bằng cách đặt giới hạn cho hạn ngạch nhập khẩu, đặt tiêu chuẩn sản phẩm cao hoặc nhận trợ cấp của chính phủ.

Những cuộc chiến tranh thương mại trên thế giới

Cuộc chiến tranh thương mại gần đây nhất đang diễn ra là giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đã áp thuế 25% lên 128 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, trị giá đến 3 tỷ USD, nhằm đáp trả việc Mỹ thông qua gói thuế 60 tỷ USD với các mặt hàng Trung Quốc. Tuy nhiên trong quá khứ đã từng có những cuộc chiến thương mại đó là:

  • Chiến tranh thương mại giữa Pháp và Italy: bắt đầu vào năm 1886 khi Italy chấm dứt hiệp định thương mại và đẩy mức thuế lên đến 60%.
  • Chiến tranh thương mại Mỹ và Canada: cuộc chiến kéo dài gay gắt từ năm 1866 và mất hơn một nửa thế kỷ tự do thương mại để cùng phát triển giữa Mỹ và Canada
  • Chiến tranh thương mại Smoot-Hawley: năm 1930 Mỹ thông qua dự luật thuế Smoot-Hawley đánh thuế hơn 20000 sản phẩm kết quả dự luật thuế này làm cho Italy quay mặt với Mỹ, chuyển sang bắt tay với Liên Xô.
  • Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (2018): Tổng thống Donal Trump, cho rằng việc kinh doanh không công bằng giữa Trung Quốc và Mỹ, ông đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Trung Quốc cũng đáp trả với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Xem thêm  Airdrop Coin là gì ? Cách tìm kèo Airdrop uy tín cho người mới

Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung và ảnh hưởng đến Việt Nam

Riêng ở Việt nam chúng ta, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, cũng gặp phải những vấn đề về kinh tế như:

  • Việt Nam đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng nguồn hàng từ Trung Quốc, do hàng hóa Trung Quốc khó vào thị trường Mỹ.
  • Đồng thời, xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Mỹ thay đổi luật thuế sẽ khiến các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam xem xét lại việc rút vốn về nước gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có nguồn đầu tư vốn từ nước ngoài.
  • Tình trạng xuất nhập khẩu uy tín của nước ta cũng gặp phải nhiều vấn đề lớn.
  • Hoạt động sản xuất, đầu tư bị trì hoãn.
  • Thị trường chứng khoản đảo lộn liên tục nhiều ngày khiến giới đầu tư ngần ngại khi đưa ra quyết định.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page