Chứng khoán kinh doanh là gì? Rủi ro của chứng khoán kinh doanh

Nội dung bài viết
ẩn

Chứng khoán kinh doanh là gì?

Chứng khoán kinh doanh là mua lại các cổ phiếu hay trái phiếu đã niêm yết với mục đích hưởng chênh lệch giá trong thời gian ngắn hạn và các tài sản tài chính phái sinh mà được nắm giữ không phải với mục đích phòng ngừa. Nằm trong nhóm này còn bao gồm cả công cụ phái sinh gắn kèm không thể tách được khỏi hợp đồng chính mà nó đi kèm.

Các chứng khoán ngay từ đầu xếp vào nhóm này thì không thể chuyển sang nhóm khác cho dù ý định của nhà quản trị có thay đổi. Tất cả các chứng khoán kinh doanh luôn ghi nhận và trình bày theo giá hợp lý, bất kể là chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.

Chứng khoán kinh doanh bao gồm những gì?

Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.

Tài khoản này sẽ không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ cho đến ngày đáo hạn. Các khoản cho vay theo thoả thuận giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,… nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm:

  • Giá mua cộng các chi phí mua như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.
  • Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Xem thêm  Balancer là gì? Thông tin về đồng BAL

Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể:

  • Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0)
  • Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Rủi ro trong chứng khoán kinh doanh

Trong đầu tư kinh doanh chứng khoán, rủi ro là điều hiển nhiên có thể gặp. Rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán được chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.

Rủi ro hệ thống

Là rủi ro liên quan đến cả thị trường và mọi công ty, ví dụ như: các thay đổi về chính sách của nhà nước, rủi ro về lãi suất, lạm phát,..

Rủi ro không hệ thống

Là rủi ro mà chỉ liên quan đến một nhóm cổ phiếu nào đó.

Ví dụ như:  Vụ kiện tôm, cá basa của Mỹ, vụ phát hiện dư lượng chất kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của thủy sản Việt Nam

Giữa chứng khoán niêm yết và chứng khoán không niêm yết hay còn gọi là chứng khoán OTC thì ngoài những rủi ro trên, chứng khoán OTC còn có nhiều rủi ro hơn ở những điểm sau:

Rủi ro về tính thanh khoản

Thời điểm thị trường OTC bị đóng băng, rất nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ cổ phiếu OTC mà không thể bán được.

Xem thêm  Kim cương là gì? Cách nhận biết kim cương thật

Trong khi đó, thông thường bạn có thể dễ dàng bán được chứng khoán niêm yết nếu chấp nhận một mức giá rẻ.

Rủi ro về thông tin

Thông tin hạn chế về doanh nghiệp và tính chất không minh bạch trong thông tin là một điểm rất hạn chế đối với cổ phiếu OTC.

Xoay quanh câu hỏi chứng khoán kinh doanh là gì? Chủ đầu tư chứng khoán đã có cái nhìn khái quát hơn về chứng khoán kinh doanh cũng như rủi ro trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán kinh doanh là tài sản hay nguồn vốn?

Với những bạn mới bắt đầu làm báo cáo kế toán, thường không phân biệt được chứng khoán kinh doanh là tài sản hay nguồn vốn. Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai như:

  • Tài sản được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng
  • Tài sản có thể dùng để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác
  • Thanh toán các khoản nợ phải trả
  • Tài sản dùng để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

Có thể nói, chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản vì nó có thể dùng để mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Chứng khoán kinh doanh là tài sản ngắn hạn hay dài hạn

Khi hiểu được chứng khoán kinh doanh là tài sản, các bạn cần phải biết nó là tài sản ngắn hạn hay dài hạn. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong thời gian ngắn.

Xem thêm  Centrifuge là gì? Thông tin về đồng CFG

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền, hiện vật, dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:

  • Vốn bằng tiền
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu
  • Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Như vậy, chứng khoán kinh doanh là tài sản ngắn hạn bởi nó nằm trong các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc các khoản phải thu.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page