Cubic Zirconia là đá gì? Tiêu chuẩn đánh giá đá Cubic Zirconia

Hiện nay, trang sức đính đá Cubic Zirconia là một trong những phụ kiện được nhiều khách hàng lựa chọn. Với độ sắc nét, tinh xảo chuẩn xác gần như kim cương, hơn 70% trang sức đều sử dụng đá Cubic Zirconia để tăng độ đẹp và tinh tế. Mời các bạn xem qua bài viết sau đây để biết thêm nhiều thông tin về đá Cubic Zirconia nhé!

Nội dung bài viết
ẩn

Cubic Zirconia là đá gì?

Cubic Zirconia (CZ) là một loại đá tổng hợp với thành phần chính là ZrO2, bột ổn định, magie và canxi. Số lượng của mỗi thành phần được kiểm soát cẩn thận để tạo ra một viên đá tổng hợp có chất lượng vượt trội có thể sánh ngang Kim Cương.

Cubic Zirconia được sản xuất và tinh chế trong nhiệt độ cao từ Zirconium(IV)-oxid (Baddeleyit). Cubic Zirconia được phát triển đầu tiên vào năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Đá Cubic Zirconia được tinh chế và phát triển qua quá trình công nghệ cao nhưng có chi phí thấp và có độ cứng của đá Cubic Zirconia là 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs, đá Cubic Zirconia đáp ứng nhu cầu trong ngành công nghiệp hàng trang sức giá rẻ. Tuy nhiên, không giống như Kim Cương hay Kim Cương nhân tạo, Cubic Zirconia rất mau chóng trầy xước, xuống màu.

Nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được đá Cubic Zirconia với Kim Cương. Nhưng có thể dùng phương pháp đo lường tương đối đơn giản và không phá hủy vật liệu có thể được xác định là những khác biệt về khúc xạ ánh sáng (chiết suất 2,18 khối zirconia và kim cương 2,42) và mật độ (Zirconia 5,8 g / cm³; kim cương 3,5 g / cm³).

Tiêu chuẩn đánh giá đá Cubic Zirconia

Tương tự như các tiêu chuẩn đánh giá kim cương, đá Cubic Zirconia cũng sử dụng tiêu chuẩn 4C.

Tiêu chuẩn 4C sẽ chấm điểm 1 viên đá CZ dựa trên 4 đặc tính vật lý: Màu sắc (Color), độ trong suốt (Clarity), khối lượng (carat) và kỹ thuật cắt (cut).

Kỹ thuật cắt (Cut)

Cách cắt rất quan trọng, một viên đá Cubic Zirconia chỉ sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo khi nó phản xạ ánh sáng nhiều nhất. Người ta tin rằng một viên đá được cắt hoàn hảo sẽ làm tăng giá trị cho dù khối lượng của chúng có bị giảm đi trong quá trình cắt. Vì trong quá trình cắt sẽ làm tăng độ trong cũng như màu sắc của đá Cubic Zirconia.

Xem thêm  Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là gì?

Khối lượng (Carat)

Khối lượng của một viên đá Cubic Zirconia cũng là một tiêu chí để xác định giá trị, tuy nhiên không phải một viên đá có khối lượng lớn có giá trị cao hơn một viên đá có kích thước nhỏ hơn. Chúng chỉ có giá trị cao hơn khi so sánh những viên đá có màu sắc, độ tinh khiết và cách cắt là như nhau.

Màu sắc (Color)

Màu sắc của một viên đá Cubic Zirconia sẽ được đánh giá theo thang điểm từ D tới Z. Những viên đá Cubic Zirconia thuộc thanh D thường không màu, trong sốt như những giọt nước và có giá trị cao nhất. Tuy nhiên, giá trị của những viên đá Cubic Zirconia bắt đầu tăng khi chúng có màu sắc đạt tới ngưỡng màu “fancy color”. Những viên đá Cubic Zirconia có màu như vậy là một ngoại lệ so với giá trị theo thang điểm D-Z vì màu sắc này là cực kỳ quý hiếm và rất được yêu thích.

Độ trong suốt (Clarity)

Độ trong suốt của đá Cubic Zirconia được đánh giá dựa vào kết quả nhìn dưới kính núp 10 lần, các vết xước, màu sắc, tạp chất … tất cả đều được sử dụng để đánh giá một viên đá Cubic Zirconia. Những viên đá Cubic Zirconia đạt độ tinh khiết, không lẫn tạp chất sẽ được đánh giá cao và có giá trị cao hơn những viên đá khác.

Cách bảo dưỡng đá Cubic Zirconia

Sau một thời gian đá Cubic Zirconia thường bị mờ do tác động của môi trường (bụi bẩn, mồ hôi…) chính vì thế nếu muốn các đồ trang sức làm bằng đá Cubic Zirconia luôn sáng bóng chúng ta cần phải bảo dưỡng đúng cách.

Mặc dù đá Cubic Zirconia không được coi là kim cương tuy nhiên do chúng có những đặc tính gần giống nhất so với kim cương nên cách bảo dưỡng loại đá này cũng tương tự như cách bảo dưỡng kim cương tự nhiên, cần trải qua các công đoạn như:

Xem thêm  Vốn hóa thị trường là gì? Thông tin về vốn hoá tiền ảo mới nhất

Bước 1: Kiểm tra đồ trang sức trước khi bảo dưỡng

Trước khi bắt tay vào là sạch bề mặt đá, bạn cần đảm bảo các viên đá Cubic Zirconia được gắn vào ổ đá một cách chắc chắn bởi nếu không chắc chúng có thể rơi ra.

Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như bát, cốc hoặc chén đựng nước ấm, dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ, bàn chải có lông mềm và khăm mềm.

Bước 3: Pha 5ml dung dịch làm sạch vào 950ml nước ấm và khuấy đều cho tới khi nổi bọt.

Bước 4: Cho trang sức làm bằng đá Cubic Zirconia vào ngâm trong khoảng 15-30 phút, tùy thuộc vào độ cũ mới của trang sức mà thời gian ngâm có thể khác nhau.

Bước 5: Sau khoảng 30 phút ngâm cơ bản các chất bẩn trên bề mặt trang sức đã được rửa sạch, lúc này bạn lấy bàn chải đánh răng có lông mềm cọ nhẹ vào các kẽ của trang sức để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bên trong ra, quá trình này cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng bởi nếu bạn cọ mạnh có thể làm trầy xước hoặc làm mờ bề mặt đá.

Bước 6: Sau khi cọ rửa hoàn toàn bạn cho đồ trang sức vào nước ấm để loại bỏ hoàn toàn các chất bám bẩn còn lại, không nên rửa trang sức làm bằng đá Cubic Zirconia dưới vòi nước bởi có thể làm rơi viên đá ra khỏi trang sức hoặc bị tuột mất.

Bước 7: Sử dụng khăn mềm lau kỹ trang sức một cách nhẹ nhàng, nếu thấy đồ trang sức chưa được khô bạn có thể lấy khăn quấn lại và để trong vòng 5-10 phút để chiếc khăn hấp thụ toàn bộ lượng nước còn bám lại.

Bước 8: Kiểm tra lại trang sức, nếu thấy đồ trang sức của bạn chưa thực sự sạch thì cần làm lại bước 3 cho tới khi đồ trang sức làm bằng đá Cubic Zirconia của bạn trở lên sáng bóng.

Xem thêm  Lạm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Cách phân biệt đá Cubic Zirconia với kim cương

Tạp chất: Do chỉ được chế tác từ những viên kim cương thô trong tự nhiên nên luôn có những đường vân nhỏ – những vết sáng nhỏ trong lòng đá. Còn đá Cubic Zirconia được chế tạo hoàn toàn trong công nghiệp nên sẽ không có những tạp chất này.

Vì vậy, nếu bạn đặt viên đá Cubic Zirconia cần kiểm tra dưới mắt và nhìn từ cạnh bên này sang bên kia, không được nhìn thẳng góc từ trên xuống dưới hay nhìn dưới lên trên, bạn sẽ không thể nhìn xuyên một cách rõ ràng được, vì các tạp chất li ti đã cản đi một phần năng lượng ánh sáng thì đó là viên kim cương thật. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn xuyên qua được thì đó là một viên kim cương giả.

Màu sắc: Đá Cubic Zirconia có màu hơi xám nhạt khi để dưới ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài.

Vết rạn nứt: Đá Cubic Zirconia hầu như không có vết rạn nứt, còn đá kim cương thiên nhiên thì hầu hết đều có.

Tính cách nhiệt: Đá Cubic Zirconia cách nhiệt, còn kim cương thì có tính dẫn nhiệt.

Độ cứng: Kim cương thiên nhiên có độ bền cùng độ cứng rất cao nên được sử dụng trong công nghệ cắt kính, nên khi ta cắt viên đá muốn thử vào kính mà bị trầy xước thì đó là đá Cubic Zirconia hoặc một loại đá trang sức nào đó.

Lời kết

Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã biết nhiều thông tin và cách phân biệt giữ đá Cubic Zirconia và Kim Cương thật đễ không bị lừa đảo rồi nhé.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page