Current Ratio là gì? Hạn chế của Current Ratio
ẩn
Current Ratio là gì?
Current Ratio tiếng Việt gọi là tỉ số khả năng thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tỉ số khả năng thanh toán hiện hành còn có nhiều tên gọi khác như tỉ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động, hệ số thanh toán hiện thời…
Current Ratio cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn để thanh toán.
Tỷ số thanh toán nhanh Current Ratio có nghĩa là gì?
Hiểu một cách đơn giản, tỷ số thanh toán nhanh Current Ratio chính là thước đo để phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp ngắn hạn. Trong trường hợp, tỷ số càng cao thì thanh toán được nợ từ các doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu tỷ số Current Ratio càng thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng yếu.
Thông thường, với những doanh nghiệp có mức tỷ số thanh toán nhanh là 1 hoặc lớn hơn thì khả năng chi trả nợ ngắn hạn cao. Thực tế cho thấy, khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được thực hiện. Tuy nhiên, nếu tỷ số Current Ratio thấp hơn 1 thì khả năng trả nợ ngay là quá khó. Lúc này, các công ty có thể đang gặp phải các vấn đề về tài chính.
Một số yếu tố ảnh hưởng khi phân tích tỷ số thanh toán nhanh Current Ratio
Khi phân tích tỷ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp, thông thường người phân tích cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
Xem xét xu hướng phát triển
Trước khi phân tích, nhà phân tích cần phải cân nhắc mức biến động theo thời gian một cách dễ dàng nhất. Đơn giản vì tùy thuộc vào khuynh hướng thay đổi của thị trường mà tỷ số Current Ratio sẽ thay đổi theo. Do đó, các doanh nghiệp lưu ý so sánh từng năm các chỉ số để nắm bắt các khuynh hướng cụ thể. Từ đó, cho ra các tỷ số thanh toán nhanh chính xác nhất.
Điểm nổi bật của doanh nghiệp
Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt nhau. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp cần tạo ra một quy chuẩn riêng cho công ty mình. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có giá trị khác biệt trong các tỷ số thanh toán nhanh Current Ratio.
Trình bày cẩn thận các tỷ số Current Ratio
Tỷ số thanh toán nhanh Current Ratio thường bị che đậy bởi các giá trị thật sự trong bảng cân đối tài sản. Bởi các khoản mục chịu nhiều tác động từ cách thống kê mang tính hình thức. Do đó, trình bày cẩn thận các tỷ số Current Ratio để đạt hiệu quả tốt nhất.
Công thức tính Current Ratio
Tỷ số thanh toán hiện hành được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Tỉ số thanh khoản hiện hành = Giá trị tải sản ngắn hạn / Giá trị nợ ngắn hạn
Nếu Current Ratio lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu Current Ratio nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản ngắn hạn để có thể thanh toán các khoản nợ sắp đến hạn phải trả.
Mặt khác, về mặt lý thuyết, tỉ lệ thanh khoản hiện hành càng cao, công ty càng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi tỉ lệ này quá cao, có thể cho thấy công ty không sử dụng tài sản ngắn hạn của mình một cách hiệu quả, hoặc không quản lý tốt nguồn vốn lưu động.
Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.
So sánh tỷ số Current Ratio của công ty với đối thủ
Để có kết luận về các vấn đề của công ty thì trước đó các chủ doanh nghiệp phải tìm ra sự khác nhau giữa các tỷ số thanh toán nhanh. Ví dụ khả năng tài chính, vị thế của công ty mình với đối thủ như thế nào. Qua đó, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp.
Hạn chế của việc sử dụng tỉ lệ thanh toán hiện hành
Tỉ lệ thanh toán hiện hành tại một thời điểm bất kỳ chỉ là một bức ảnh chụp nhanh, nên nó không phản ánh chính xác tính thanh khoản hoặc khả năng thanh toán của công ty.
Ví dụ, một công ty có tỉ lệ thanh toán hiện hành rất cao, nhưng các khoản phải thu của công ty có thể có từ rất lâu do khách hàng của công ty thanh toán chậm, hoặc hàng tồn kho do lỗi mốt, lạc hậu rất khó để tiêu thụ. Do đó, các nhà phân tích cũng phải xem xét chất lượng của các tài sản ngắn hạn của công ty khi xem xét chỉ số này.
Lời kết
Đọc đến đây, chắc chắn các bạn đã hiểu chỉ số Current Ratio là gì rồi đúng không? Không phải chỉ số càng lớn là doanh nghiệp càng mạnh. Đừng nên nhìn mọi thứ qua bề nổi mà nên tìm hiểu kĩ cốt lõi của vấn đề bạn gặp phải. Chúc những ai kinh doanh thành công!
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục