Ethereum 2.0 là gì? Những điều cần biết về Ethereum 2.0

Nội dung bài viết
ẩn

Ethereum 2.0 là gì?

Khi Ethereum chào đời vào năm 2015, nó được mặc định là sẽ trải qua 4 giai đoạn trước khi dần trở nên hoàn thiện và được áp dụng đại trà. Bốn giai đoạn đó là:

  • Giai đoạn 1: Frontier (07/2015)
  • Giai đoạn 2. Homestead (03/2016)
  • Giai đoạn 3: Metropolis bao gồm 2 lần nâng cấp là Byzantium (10/2017) và Constantinople (02/2019)
  • Giai đoạn 4: Serenity

Ethereum 2.0 là gì? Những điều cần biết về Ethereum 2.0

Theo đó, nói một cách dễ hiểu thì giai đoạn 1 2 3 được gọi chung là phiên bản Ethereum 1.0 và do đó lần nâng cấp kế tiếp sẽ đưa Ethereum chuyển sang phiên bản 2.0 mà chúng ta có thể gọi là ETH 2.0.

Ethereum 2.0 là gì? Những điều cần biết về Ethereum 2.0

Theo lời của Consensys:

Ethereum 2.0 là “bản nâng cấp tiếp theo” cho Ethereum và sẽ được phát hành theo nhiều “Giai đoạn” kể từ năm 2020. Bắt đầu là Giai đoạn 0 và mỗi giai đoạn sẽ cải thiện chức năng và hiệu suất của Ethereum theo những cách khác nhau.

Điểm khác biệt duy nhất giữa Ethereum 1.0 và Ethereum 2.0 nằm ở thuật toán đồng thuận, từ Proof of Work chuyển sang Proof of Stake, mà vốn dĩ trở thành bài toán nan giải cho mạng lưới Ethereum. Bởi lẽ Ethereum đã quá lớn và bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể động chạm đến quyền và lợi ích của nhiều bên.

Tại sao Ethereum cần chuyển sang phiên bản 2.0?

Ethereum cần chuyển sang bản 2.0 nhằm khắc phục những nhược điểm của bản 1.0. Một số nhược điểm có thể biết đến như:

  • Tốc độ giao dịch chậm: ETH 1.0 chỉ có thể xử lý từ 7 đến 15 giao dịch mỗi giây, thua xa những token thế hệ mới như TRON hay EOS.
  • Thuật toán lỗi thời: ETH 1.0 sử dụng thuật toán bằng chứng công việc Proof of Work (PoW), gây khó khăn trong vấn đề mở rộng mạng lưới và nâng cao bảo mật.

Đội ngũ phát triển dự án cho rằng đào coin là một quá trình tiêu tốn hàng tấn năng lượng và khá tốn kém. Tuy nhiên, với thuật toán đồng thuận Proof of Stake, tất cả những gì bạn cần chỉ là một máy tính xách tay hoặc máy tính bàn để stake coin. Điều này làm giảm rào cản đối với việc tham gia vào quá trình đồng thuận và giúp thêm nhiều người có tiếng nói trong cộng đồng Ethereum, mà vốn dĩ hiện tại đang bị rơi vào tay các công ty lớn.

Xem thêm  Token ERC223 là gì? Tạo ví lưu trữ ERC223 mới nhất 01/12/2021

Ethereum 2.0 là gì? Những điều cần biết về Ethereum 2.0

Ngoài ra, khả năng mở rộng chính là cải tiến lớn nhất của mô hình Proof of Stake so với Proof of Work. Hiện tại, các dự án có thể mở rộng dễ dàng nhất đang sử dụng thuật toán Proof of Stake. Ethereum đã từng là một dự án tiềm năng, tuy nhiên nó đã bị bỏ lại phía sau khi các dự án mới xuất hiện nhằm cải tiến khả năng mở rộng. Chính Vitalik Buterin cũng tuyên bố sự thay đổi sẽ cho phép ETH mở rộng quy mô nhanh hơn lên đến 50 lần.

Đồng thời, một trong những nâng cấp quan trọng nhất sẽ đến với nền tảng Ethereum với bản cập nhật này là các tính năng về quyền riêng tư. Quyền riêng tư là một yếu tố quan trọng đối với các mạng tiền điện tử, đây cũng chính là điều mà bạn không thể tìm thấy ở Bitcoin. Quyền riêng tư sẽ cho phép mọi người thực hiện giao dịch ẩn danh và do đó cải thiện tỷ lệ sử dụng Ethereum.

Lộ trình phát triển Ethereum 2.0

Tất cả công việc phát triển ETH 2.0 đều là mã nguồn mở và được rất nhiều nhóm phối hợp triển khai. Thời gian dưới đây là ước tính.

Giai đoạn 0: Beacon Chain

Beacon Chain là một blockchain mới nằm trong lõi của Ethereum. Nó cung cấp sự đồng thuận cho tất cả các chuỗi phân đoạn (shardchain). Trên mỗi chuỗi phân đoạn, trình xác thực sẽ tạo các khối giao dịch và báo cáo đến Beacon Chain. Thông tin này sau đó sẽ công khai cho tất cả các shard khác – duy trì sự đồng thuận trên toàn mạng lưới.

Beacon Chain là phần đầu tiên của ETH 2.0. Nó chịu trách nhiệm cho quá trình xác thực và điều phối ETH đã stake của người dùng. Đây là nền tảng của ETH 2.0 và là nền móng cho các shardchain.

Khi Beacon Chain hoạt động, bạn sẽ có thể stake ETH của mình. Tuy nhiên, stake trong Giai đoạn 0 là giao dịch một chiều. Bạn sẽ không thể rút ETH của mình ra cho đến khi chuỗi hiện tại trở thành một phân đoạn (shard) của ETH 2.0 trong Giai đoạn 1.5. Stake trong Giai đoạn 0 sẽ được xử lý bởi một hợp đồng thông minh trên mainnet của Ethereum.

Xem thêm  Chỉ báo Alligator là gì?

Giai đoạn 1: Shard Chain

Shard chain (chuỗi phân đoạn) giống như các chuỗi khối song song nằm trên Ethereum và đảm nhận một phần công việc của mạng lưới. Chúng sẽ biến Ethereum thành một “siêu xa lộ” với các chuỗi khối được kết nối với nhau.

Giai đoạn 1 bắt đầu khi mạng lưới triển khai các shard chain (chuỗi phân đoạn). Đây là các chuỗi được ủy quyền một phần dữ liệu tài khoản và giao dịch của Ethereum. Đó sẽ là các chuỗi Proof of Stake, nghĩa là những người xác nhận (những người stake ETH) sẽ tạo ra các khối – chứ không phải các thợ đào như hiện tại.

Giai đoạn 1.5: Mainnet phát triển thành phân đoạn

Khi đến Giai đoạn 1.5, Ethereum sẽ tiếp tục duy trì thuật toán Proof of Work. Các giao dịch sẽ tiếp tục được xử lý bởi các thợ đào. Nhưng trong Giai đoạn 1.5, mainnet sẽ phát triển thành phân đoạn và chuyển sang Proof of Stake.

Giai đoạn 2: Các phân đoạn hoàn chỉnh

Trong Giai đoạn 2, các phân đoạn (shard) phải là các chuỗi đầy đủ chức năng. Các phân đoạn lúc này sẽ tương thích với các hợp đồng thông minh và có thể liên kết với nhau dễ dàng hơn. Các nhà phát triển thậm chí có thể thiết kế các phân đoạn theo ý của họ.

Những tác động của Ethereum 2.0

Có thể xem Ethereum 2.0 như là một cuộc cách mạng quan trọng đối với mạng lưới này. Do đó, mọi động thái dù là nhỏ nhất cũng luôn nhận được sự chú ý từ thị trường. Hãy cùng xem khi ra mắt chính thức nó có tác động như thế nào nhé.

Khan hiếm lượng ETH

Một điều chắc chắn là việc ra mắt ETH 2.0 sẽ khiến lượng ETH lưu thông trên thị trường trở nên khan hiếm hơn. Như mình có đề cập ở trên, ít nhất đến thời điểm này đã có hơn 700.000 ETH bị khóa lại cho đến hết giai đoạn 1 (vào năm 2021). Chưa kể, khi cơ chế PoS đi vào hoạt động, số lượng ETH bị mang đi staking sẽ còn lớn hơn nữa. Do đó, vô tình nguồn cung ETH trên thị trường sẽ bị sụt giảm.

Xem thêm  Các loại hệ số tài chính của doanh nghiệp

ethereum 20 la gi nhung dieu can biet ve ethereum 20

Khiến thị trường hưng phấn hơn

Khi nguồn cung bị giới hạn trong khi nhu cầu vẫn tăng lên thì việc tăng giá là điều dễ hiểu. Trường hợp của đồng ETH là một ví dụ điển hình. Giá trị của đồng ETH đã tăng phi mã khi gần đến hạn chót cho việc staking (24/11/2020). Lúc này, tâm lý FOMO đã xảy ra.

Tăng khả năng ứng dụng vào thực tiễn

ETH 2.0 ra đời nhằm mục đích mở rộng mạng lưới Ethereum để đáp ứng với tốc độ phát triển hiện tại. Do đó, nó sẽ càng thu hút nhiều nhà phát triển trên nó hơn nữa. Tuy nhiên, ETH 2.0 được dự báo là sẽ cần nhiều năm hơn nữa để hoàn thiện. Do đó, những tác động mà nó gây ra cũng sẽ diễn ra từ từ.

Hơn nữa, bản thân việc chuyển đổi của các nhà phát triển giữa hai mô hình này với nhau cũng sẽ cần thời gian. Nếu như mọi thứ đúng như lộ trình thì ứng dụng của ETH 2.0 vào thực tiễn sẽ càng trở nên phổ biến hơn trước kia.

Việc ETH 2.0 ra đời khiến cho mọi thứ dường như bị đảo lộn hoàn toàn. Mạng lưới không còn hoạt động giống như những gì nó đang và đã duy trì trong nhiều năm qua. Nhưng thật may, những thay đổi này phần nào lại có tác động tích cực đến những nhà đầu tư đang nắm giữ đồng tiền này.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page