FDI là gì? Tại sao lại cần nguồn vốn FDI?

Trong hoạt động kinh doanh chúng ta thường nghe nói đến những khái niệm như là vốn lưu động, vốn tự thân và đặc biệt là khái niệm vốn FDI. Vậy FDI là gì? Loại vốn này hình thành như thế nào và nó có quan trọng hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết
ẩn

Tại sao lại cần FDI?

Trước khi đi bắt đầu về FDI là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp là như thế nào nhé.

Một công ty, doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài nhân lực còn cần đến vốn. Vốn chính là khoản tiền bỏ ra để trang bị thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nhân lực, hạ tầng…phục vụ cho mọi hoạt động của công ty đó diễn ra suôn sẻ.

Nguồn vốn này có thể bắt nguồn từ tiền túi của chính người sáng lập và cũng là người sở hữu công ty đó, có thể do nhiều thành viên cùng góp lại, có thể do nhà nước hỗ trợ giúp sức nhưng có một nguồn vốn đặc biệt quan trọng đối với một đất nước đang phát triển như chúng ta đó chính là vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ nghe cái tên thôi cũng đủ để biết về đặc thù của loại vốn này, đây là vốn do một cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đầu tư vào công ty, doanh nghiệp, tập đoàn nào đó của Việt Nam.

Xem thêm  Globe là gì? Đánh giá sàn giao dịch phái sinh tiền điện tử Globe

FDI là gì?

Ở đây chúng ta sẽ bắt gặp 2 khái niệm liên quan đến FDI đó là:

Doanh nghiệp FDI: Là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn này được sử dụng cho lĩnh vực kinh doanh là chủ yếu, thường được chia làm 2 loại chính đó là:

  • Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.

Vốn FDI: Là dòng vốn của những cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào những hoạt động sản xuất, bán hàng trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc những lợi ích khác cho người đầu tư.

FDI có quan trọng hay không?

FDI vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở những đất nước đang phát triển. Với nguồn vốn FDI sẽ giúp cho đất nước đó có điều kiện tốt nhất phát triển nền kinh tế. Còn đối với đất nước góp vốn để đầu tư sang nước khác sẽ có cơ hội quảng bá hình ảnh, chứng tỏ được sức mạnh về nền kinh tế của nước mình, quan trọng hơn là thu về được khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

FDI là một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.

Về bản chất, FDI bao gồm hai bên, một bên là quốc gia đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:

  1. Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của hai bên
  2. Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
  3. Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước tiếp nhận.
  4. Giúp mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
  5. Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Xem thêm  Dogecoin là gì? Thông tin về đồng DOGE

Vai trò của vốn FDI

Đối với quốc gia đầu tư

Tích cực:

  • Quốc gia đầu tư nắm được quyền quản lý và điều hành nên luôn luôn có lợi trong nguồn vốn đầu tư.
  • Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu những lợi thế của thị trường đang đầu tư như nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá thành lao động, thị trường tiêu thụ lớn… Từ đó đem lại lợi nhuận khổng lồ.
  • Tránh được các rào cản bảo hộ mậu dịch, phí mậu dịch của quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Tiêu cực

  • Quốc gia đó sẽ mất đi một khoản đầu tư trong nước.
  • Có nhiều rủi ro nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư có những bất ổn về chính trị hay chính sách đầu tư…

Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư

Tích cực

  • Có được nguồn thu ngân sách lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Ít chịu ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư không hiệu quả hay thua lỗ.
  • Được giao lưu học hỏi kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý của đối tác, nhằm tạo ra những sản phẩm mới, mở ra những thị trường mới.
  • Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và giúp đào tạo nguồn nhân lực.
  • Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Xem thêm  Phân biệt trái phiếu, tín phiếu và kỳ phiếu

Tiêu cực

  • Nếu để các doanh nghiệp FDI đầu tư một cách tràn lan, không có quy hoạch bài bản sẽ khiến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
  • Đầu như vào lĩnh vực nào, chọn địa điểm nào là do ý muốn của doanh nghiệp FDI, cho nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng.
  • Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản vì không đủ tiềm lực cạnh tranh với các doanh nghiệp
  • Môi trường chính trị có thể bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư vận động quan chức quản lý địa phương đồng ý với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp FDI.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page