Flash Crash là gì? Những lần Flash Crash rung chuyển thị trường tài chính
ẩn
Flash Crash là gì?
Flash Crash là một sự giảm giá nhanh, sâu và sau đó nhanh chóng phục hồi lại mức ban đầu trong vài giây hoặc vài phút. Đặc biệt là không xảy ra mà không có bất kỳ lý do có nghĩa hoặc có thể được giải thích hợp lý, tức là rất khó để xác định lý do tại sao việc giảm mạnh lại bất ngờ xảy ra.
Không giống như các chuyển động giá tăng dần và giảm dần thông thường có thể tìm thấy trong biểu đồ, Flash Crash là sự sụt giảm vượt quá giá trị thống kê trong vài phút và giá của nó gần như hoàn toàn đảo ngược, không có dấu hiệu phục hồi. Nói chung, điều này chỉ có thể xảy ra với những tài sản có khối lượng giao dịch nhỏ và xảy ra bất ngờ. Độ sâu sẽ phụ thuộc vào thị trường mà nó xảy ra. Mặc dù sự suy giảm thông thường có thể cho thấy sự phục hồi nhất định, nhưng không phải lúc nào giá cũng phục hồi lại được nhanh chóng.
Nguyên nhân xảy ra Flash Crash?
Có một số giả thuyết về những gì có thể gây ra Flash Crash.
Lỗi của con người
Ủy ban Giao dịch Chứng khoán SEC cho rằng con người chính là nguyên nhân xảy ra các sự cố Flash Crash.
Cụ thể một số giả thuyết về những gì có thể gây ra Flash Crash liên quan đến con người có thể là:
- Tính thanh khoản của sàn giao dịch, nơi người dùng cố gắng bán một khoản tiền đáng kể.
- Một số người xem đó là một hiện tượng thị trường đơn giản, liên quan đến hiệu ứng Domino gây ra hàng trăm Lệnh Stop (Lệnh dừng), Stoploss (Dừng lỗ) và Lệnh Margin (Lệnh mua bán có đòn bẩy) được khớp. Khi giá giảm đột ngột, các lệnh đó sẽ khớp hàng loạt tạo ra nhu cầu lớn đến mức đẩy giá xuống thấp hơn mức có thể hồi phục.
- Ngoài ra có thể là do sự thao túng giá trị của một loại tiền tệ với mục đích tạo ra sự hoảng loạn, và sau đó họ có thể mua tài sản với giá rẻ hơn.
Giao dịch cao tần (HFT)
Giao dịch cao tần ngày (HFT) ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường tài chính và các lỗi gây ra bởi loại hình này cũng càng trở nên phổ biến hơn. Các hệ thống HFT có thể đặt 1 khối lượng lớn đơn đặt hàng trên thị trường với tốc độ cực nhanh do đó gây ra một động thái tiêu cực trong việc định giá.
Ngân hàng Trung ương Bundesbank của Đức tin rằng chính những công ty HFT làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố Flash Crash.
Sự cố máy tính / phần mềm
Cũng giống như các hệ thống giao dịch cao tần, nếu xuất hiện lỗi trên hệ thống giao dịch/ phần mềm của các tổ chức lớn thì cũng có thể gây ra flash crash. Tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm khi xảy ra.
Các vụ Flash Crash kinh điển
Vào 2 giờ 30 phút chiều ngày 6/5/2010: chỉ số Dow Jones bị Flash Crash và giảm hơn 1.000 điểm trong 10 phút, mức giảm lớn nhất trong lịch sử tại thời điểm đó. Hơn 1.000 tỉ USD vốn đã bốc hơi, mặc dù thị trường đã lấy lại 70% vào cuối ngày.
Ngày 18/5/2012: Cổ phiếu của Facebook đã bị kẹt trong 30 phút tại buổi chào bán vì một trục trặc đã ngăn cản Nasdaq định giá chính xác cổ phiếu, gây thiệt hại 460 triệu đô la.
Ngày 23/4/2013: Trên Twitter của Associated Press đã gửi đi một Tweet rằng: Tổng thống Barack Obama bị thương trong một vụ nổ tại Nhà trắng. Dòng tweet đó đã gửi sóng xung kích qua thị trường chứng khoán – khiến S&P 500 giảm 0,9% và chỉ số Dow Jones giảm 143 điểm – đủ để xóa sạch 130 tỷ đô la giá trị cổ phiếu chỉ trong vài giây.
Ngày 22/8/2013: Nasdaq tạm ngừng giao dịch trong hơn 3 tiếng khi các máy tính tại NYSE không thể xử lí thông tin định giá từ Nasdaq.
Ngày 15/1/2015: Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã chối bỏ lời hứa mà họ đã đưa ra vào 6/9/2011 rằng SNB sẽ chống lại sự mạnh lên của đồng Franc Thụy Sỹ bằng việc không cho phép cặp EURCHF yếu đi dưới mức 1.20. Hậu quả đầu tiên là đồng CHF tăng đột biến khiến cho tỷ giá USD/CHF sập mạnh từ 1.02204 xuống mức thấp nhất 0.83541. Việc này đồng nghĩa với việc tỷ giá USD/CHF sập mạnh 1.866 pip chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngay sau đó, Ngân hàng Trung Ương Thụy Sỹ (SNB) cũng thông báo khoản thua lỗ kỷ lục 51 tỷ USD.
Ngày 24/8/2015: Một cuộc bán tháo trên toàn châu Á đã kích hoạt sự sụt giảm giá của các hợp đồng tương lai châu Âu và Mỹ trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa. Đầu ngày giao dịch, chỉ số Dow bắt đầu giảm hơn 1000 điểm nhưng đã phục hồi được một nửa trong những phút giao dịch đầu tiên. Nguyên nhân bán tháo xảy ra do lo ngại về suy thoái kinh tế của Trung Quốc và sự không chắc chắn xung quanh chính sách tăng lãi suất của FED.
Ngày 24/6/2016: Sau cuộc trưng cầu dân ý quyết định Anh sẽ ở lại, hoặc rời khỏi liên minh Châu Âu – EU, 52% người dân Anh đã quyết định rời khỏi Liên Minh Châu Âu. Đồng Bảng Anh đã có cú Flash Crash đầu tiên. Tỷ giá GBP/USD giảm 2500 pip.
Ngày 07/10/2016: GBP đã giảm 6% trong vòng 2 phút. Làm tỷ giá GBP/USD trở về mốc thấp nhất kể từ 1985. Tỷ giá GBP/USD phục hồi vài phút sau đó nhưng những thiệt hại gây ra là vô cùng lớn.
Ngày 22/6/2017: Giá tiền ảo Ethereum giảm từ hơn $300 về mức thấp nhất là $0.10 trong vài phút tại sàn GDAX của Mỹ.
Ngày 2/1/2019: Một sự cố flash crash đã xảy ra với cặp tỷ giá USD/JPY và AUD/USD. Tỷ giá hai cặp tiền tệ này đã giảm hơn 4% trong vài phút. Đó là mức thấp nhất của USD so với Yên và AUD so với USD kể từ tháng 3 năm 2009.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục