Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là gì?

Nội dung bài viết
ẩn

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (trong tiếng Anh gọi là Net Worth) là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán.

Trong đó, tài sản bao gồm:

  • Tài sản tài chính: tiền mặt, các khoản đầu tư cổ phiếu, chứng khoán…
  • Tài sản phi tài chính: xe ô tô, bất động sản, nhà hoặc bất kỳ thứ gì mà bạn có quyền sở hữu.

Nợ chưa thanh toán bao gồm:

  • Nợ người thân, bạn bè…
  • Các khoản nợ ngân hàng do vay thế chấp, vay mua xe, vay mua nhà….

Giá trị tài sản ròng là thước đo chính xác nhất về tình hình tài chính của cá nhân, doanh nghiệp hay kể cả một quốc gia hay chính phủ.

Giá trị tài sản ròng đối với cá nhân

Giá trị tài sản ròng đối với cá nhân là tổng tài sản sở hữu sau khi trừ đi các khoản nợ.

Các tài sản ròng phổ biến của một cá nhân có thể kể đến như tiền lương, tiền hưu trí, tiền mặt, trang sức vàng bạc, đá quý, tiền đầu tư, nhà đất, xe ô tô, xe máy hay tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Tuy nhiên, một số tài sản vô hình mặc dù có đóng góp rất lớn vào tình hình tài chính của cá nhân nhưng lại không được tính là tài sản ròng, ví dụ như bằng cấp hay chứng chỉ.

Giá trị tài sản ròng đối với công ty

Đối với công ty, doanh nghiệp thì giá trị tài sản ròng sẽ được hiểu rõ hơn trong hai trường hợp cụ thể sau:

  • Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh: là vốn hoặc giá trị sổ sách của chủ sở hữu riêng của doanh nghiệp, tổ chức đó.
  • Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính: là kết quả sau khi lấy tất cả tài sản trừ đi nợ mà doanh nghiệp, tổ chức phải trả.
Xem thêm  Quartz là gì? Những loại đá Quartz và ý nghĩa của nó

Giá trị tài sản ròng đối với chính phủ

Giá trị tài sản ròng chính là thước đo sức mạnh, thể hiện khả năng tài chính của chính phủ đó. Các thông tin về tài sản và nợ của một chính phủ sẽ được liệt kê trong bảng cân đối kế toán.

Giá trị tài sản ròng đối với quốc gia

Quốc gia là một sự tổng hợp giữa cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ điều hành.

Do đó, giá trị tài sản ròng của một quốc gia sẽ bằng tổng giá trị tài sản ròng của các cá nhân đang cư trú tại quốc gia đó + giá trị tài sản ròng của tất cả các doanh nghiệp + giá trị tài sản ròng của chính phủ.

Giá trị tài sản ròng của một quốc gia càng lớn càng chứng tỏ được tiềm lực tài chính của quốc gia đó mạnh như thế nào.

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng là thước đo tài chính chính xác nhất của một cá nhân, tổ chức, chính phủ hay một quốc gia. Sự phân hệ giàu nghèo về mặt tài chính trong xã hội dựa khá nhiều vào giá trị tài sản ròng để làm thước đo.

Giá trị tài sản ròng cũng cho thấy tình hình biến động tài chính theo thời gian chính xác. Giá trị tài sản ròng ngày càng tăng theo thời gian chứng tỏ tài sản của bạn đã tăng lên hay các khoản nợ được giảm xuống.

Xem thêm  HIVE là gì? Thông tin về đồng HIVE

Dựa vào việc theo dõi giá trị tài sản ròng, chúng ta có thể dễ dàng cân bằng giữa thu và chi. Tránh tình trạng mặc dù thu nhập ngày càng tăng, chưng chi phí bỏ ra ngày càng nhiều hơn làm cho giá trị tài sản ròng có chiều hướng đi xuống.

Cuối cùng, bạn giàu hay nghèo không phụ thuộc vào bạn làm ra bao nhiêu tiền hay bạn đang nợ bao nhiêu tiền mà là kết quả của phép trừ giữa hai con số này.

Cách tính giá trị tài sản ròng

Công thức tính giá trị tài sản ròng chính xác nhất:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: Anh A có tổng tài sản bao gồm thu nhập, nhà cửa, xe cộ … là 15 tỷ đồng, các khoản nợ phải trả là 7 tỷ đồng.

Ta có được: Net Worth (A) = 15 – 7 = 8 tỷ

Tính tổng tất cả tài sản

  • Tài sản lưu động: bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt đang có, chứng chỉ tiền gửi tạii ngân hàng hay các khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu.
  • Tài sản cá nhân: ô tô, xe máy, du thuyền, trang sức, vàng bạc…
  • Các khoản đầu tư hưu trí: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội…
  • Bất động sản: nơi ở hiện tại của bạn, các BĐS khác bạn mua hoặc xây dựng với mục đích kinh doanh, nghĩ dưỡng thuộc quyền sở hữu. Để định giá các BĐS này có thể tham khảo các công ty định giá hoặc trang web như dinhgianhadat.vn
  • Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh tại Công ty, Doanh nghiệp: cần thận trọng khi đưa loại tài sản này vào tính tổng tài sản ròng. Vì loại tài sản này dễ xảy ra biến động và không dễ để quy đổi ra tiền mặt.
  • Các khoản cho vay cá nhân: tiền cho bạn bè, gia đình, người thân mượn… Tuy nhiên vẫn có những khoản nợ khó đòi nên bạn hãy loại trừ những khoản này ra trong khi tính.
  • Tài sản khác: bao gồm các loại tài sản không được nêu ra ở trên.
Xem thêm  GitHub là gì? Hướng dẫn sử dụng GitHub mới nhất

Tính tổng tất cả nợ phải trả

  • Nợ vay thế chấp: chẳng hạn như vay mua nhà, vay mua xe ô tô…
  • Nợ vay trả góp: bao gồm các khoản vay tín chấp ngân hàng hoặc các món hàng mà bạn đã tham gia chương trình mua trả góp như điện thoại, tivi…
  • Nợ thẻ tín dụng: chính là số tiền bạn đã chi tiêu trong thẻ.
  • Nợ vay kinh doanh: nếu bạn vay kinh doanh và đứng tên cá nhân cho khoản vay này thì sẽ tính vào nợ phải trả.
  • Nợ vay cá nhân: các khoản vay bạn bè, người thân, gia đình dưới hình thức tiền mặt, vàng bạc, trang sức…
  • Nợ khác: bao gồm các khoản nợ không nằm trong các khoản nợ đã nêu trên.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page