Hợp đồng Kỳ hạn (Forward Contract) là gì?

Nội dung bài viết
ẩn

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một loại chứng khoán phái sinh, trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện việc mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai (forward date) với một mức giá nhất định đã thoả thuận từ hôm nay (forward price).

Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay (spot contract) – với tài sản thường được giao trong vòng 2 ngày kể từ ngày kí kết (T+2). Hợp đồng kỳ hạn có thời điểm giao nhận xa hơn so với T+2. Chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư (forward premium) nếu giá kỳ hạn cao hơn, hoặc khoản chiết khấu (forward discount) nếu giá kỳ hạn thấp hơn.

Người ta có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để đầu cơ giá cả trong tương lai, nhưng thường thì mục đích của hợp đồng là để tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá cả cũng hay lãi suất trong tương lai (hedging).

Các yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn

Các tài sản cơ sở để mua bán có thể là:

Các bên tham gia là:

  • Người mua – Long position: là bên đồng ý mua tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay.
  • Người bán – Short position: là bên đồng ý bán tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay.

Thời điểm xác định trong tương lai: là thời điểm thanh toán hợp đồng, nghĩa là thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày thanh toán, gọi chung là kỳ hạn của hợp đồng.

Giá kỳ hạn hay giá xác định thanh toán: là mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở nhưng lại được xác định ở hiện tại, thường được xác định dựa trên cơ sở giá giao ngay và lãi suất của thị trường.

Xem thêm  MT4 là gì? Hướng dẫn sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 26/10/2021

Ví dụ:

Anh A ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của anh B 1 tấn cà phê với giá là 10 triệu đồng/tấn. Lúc đó, anh B được gọi là người bán và anh A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn.

Sau 6 tháng, anh B có nghĩa vụ phải bán cho anh A 1 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 10 triệu đồng/tấn và anh A bắt buộc phải mua 1 tấn cà phê của anh B với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau 6 tháng có là bao nhiêu đi nữa.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

  • Hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày.
  • Hợp đồng kỳ hạn không phải tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày thực hiện hợp đồng được xác định tuỳ theo từng hợp đồng.
  • Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá giao hàng, tại thời điểm kí hợp đồng, giá chuyển giao được chọn để giá trị của hai bên mua bán là bằng không. Điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua bán hợp đồng kỳ hạn.
  • Hợp đồng kỳ hạn được nhà đầu tư sử dụng để tiến hành đầu cơ và bảo hộ.

Sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Về tính chất: Hợp đồng tương lai có một sở giao dịch đứng ra làm trung gian trao đổi hợp đồng trên thị trường. Đây là sự khác biệt lớn nhất. Sở giao dịch hợp đồng tương lai, cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Ngoài ra, Sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.

Xem thêm  Phần mềm đào Bitcoin tốt nhất hiện nay

Về tính tiêu chuẩn hoá hợp đồng: Các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá. Trong khi các hợp đồng kỳ hạn có thể được lập ra cho bất kỳ loại hàng hoá nào, với bất kỳ số lượng và chất lượng, thời hạn thanh toán được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các Sở giao dịch được quy định đối với một số hàng hoá cụ thể và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định.

Về rủi ro trong thanh toán: Sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm yết trên Sở giao dịch sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không biết ai là đối tác của mình. Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện chức năng trung gian thanh toán trong tất cả các giao dịch.

Đối với hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ và lãi sẽ được thanh toán sau khi đáo hạn, Trong khi những thay đổi về giá trị của các bên tham gia trong hợp đồng tương lai (thông qua tài khoản) được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá trị thị trường. Ngoài ra các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu ký quỹ nhất định. Như vậy, chính sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp phòng ngừa được rủi ro trong thanh toán của hợp đồng tương lai.

Về tính thanh khoản: do có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ, tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn.

Xem thêm  OKB là gì? Thông tin về đồng OKB

Những rủi ro của hợp đồng kỳ hạn

Có 2 rủi ro chính trong hợp đồng kỳ hạn đó là:

  1. Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Nôm na là có một bên không thanh toán cho bên còn lại.
  2. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện hay đặt cọc vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, hợp đồng kỳ hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các loại công cụ phái sinh.

Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến:

  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (equity forward contract).
  • Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (forward contract on bond).
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (commodity forward).
  • Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (currency forward contract): Hợp đồng kỳ hạn trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định, vào một thời điểm xác định trong tương lai.
  • Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (forward rate agreement- FRA): Hợp đồng mà hai bên đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (non-deliverable forward – NDF): Là loại hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt (cash settlement) thay vì giao nhận tài sản gốc (physical delivery).

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page