Hợp đồng Quyền chọn (Options) là gì?
ẩn
Lịch sử hình thành thị trường quyền chọn
Thị trường quyền chọn bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 ở châu Âu và Mỹ, tuy nhiên đều hoạt động thất bại vì nạn tham nhũng…
Vào đầu những năm 1900 một nhóm công ty đã thành lập Hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn.
Tháng 4/1973, sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) thành lập chi nhánh Chicago Board Option Exchange (CBOE) chuyên dành cho việc trao đổi hợp đồng quyền chọn cổ phiếu.
Quyền chọn là gì?
Quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ có quyền mua hoặc bán một loại hàng hoá với một mức giá và thời điểm xác định trước.
Hợp đồng quyền chọn bao gồm:
- Quyền chọn mua: quyền được mua tài sản
- Quyền chọn bán: quyền được bán tài sản
Quyền chọn mua (Call option)
Quyền chọn mua – call option: là hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ có quyền mua hàng hoá vào một ngày nhất định với mức giá nhất định. Còn người bán sẽ phải bán hàng hoá nếu người mua thực hiện quyền mua.
Quyền chọn mua bao gồm:
- Mua quyền chọn mua – Buying a call
- Bán quyền chọn mua – Selling a call
Quyền chọn bán (Put option)
Quyền chọn bán – put option: là hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ có quyền bán hàng hoá vào một ngày nhất định với mức giá nhất định. Còn người bán sẽ phải mua hàng hoá nếu người mua thực hiện quyền bán.
Quyền chọn bán bao gồm:
- Mua quyền chọn bán – Buying a put
- Mua quyền chọn bán – Buying a put
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là một hợp đồng tài chính cho phép người mua hoặc người bán có quyền chứ không phải có nghĩa vụ thực hiện bán hoặc mua hàng hoá khi nó không đem lại lợi ích cho họ.
Có nghĩa là người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền bán nếu giá của hàng hoá cao hơn so với giá đã ấn định trong hợp đồng.
Còn người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền mua nếu giá của hàng hoá thấp hơn so với giá đã ấn định trong hợp đồng.
Tuy nhiêm người mua quyền chọn sẽ phải trả cho người bán mức phí quyền chọn, ngay cả khi hợp đồng quyền chọn không hoàn thành. Người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nếu người mua nó yêu cầu.
Giá trị của tài sản cơ sở trên thị trường là căn cứ để xác định giá trị của hợp đồng quyền chọn.
Các yếu tố cơ bản
Một số yếu tố căn bản cần có trong quyền chọn đó là:
- Tên hàng hoá và khối lượng mua theo yêu cầu
- Ngày đáo hạn
- Loại quyền chọn: mua và bán
- Giá quyền lựa chọn hay phí quyền chọn
Phân loại quyền chọn
Có nhiều loại quyền chọn và được phân loại như sau:
Theo thời gian thực hiện quyền chọn
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): cho phép người nắm giữ nó có thể thực hiện quyền tại bất kỳ thời gian nào trong thời hạn của hợp đồng
- Quyền chọn kiểu Châu Âu (European options): người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng
Một số loại quyền chọn đặc biệt khác
- Quyền chọn kiểu châu Á (Asian option): Kết quả quyền chọn phụ thuộc vào giá trung bình của hàng hoá khi đến một tỷ lệ nhất định trong thời hạn hợp đồng.
- Quyền chọn “nhìn lại”(Lookback options): lợi nhuận của quyền chọn này phụ thuộc phần nào vào giá lớn nhất hay nhỏ nhất của hàng hoá trong thời hạn hợp đồng
- Quyền chọn có giới hạn (Barrier option): Việc lựa chọn thực hiện quyền phụ thuộc vào việc hàng hoá đạt đến hay vượt qua một mức giá xác định trước
Chứng khoán tương tự quyền chọn
- Trái phiếu có khả năng mua lại (Callable bonds): là loại trái phiếu có kèm điều khoản được nhà phát hành mua lại trước thời gian đáo hạn. Nói như vậy có nghĩa là nhà phát hành có quyền nhưng không bắt buộc phải mua lại loại trái phiếu này. Khi phát hành, trái phiếu này sẽ ghi rõ khi nào nó có thể được mua lại và giá mua lại là bao nhiêu.
- Chứng khoán chuyển đổi (Convertible securities): là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó thành một chứng khoán khác.
- Chứng khoán đảm bảo hay chứng quyền (Warrants): là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định.
Chiến lược giao dịch quyền chọn
Có nhiều chiến lược giao dịch quyền chọn khác nhau bao gồm:
Straddles
Đây là chiến lược giao dịch quyền chọn phổ biến nhất. Trong chiến lược này, nhà đầu tư nắm giữ cả quyền chọn mua và quyền chọn bán đối với một hàng hoá, với cùng giá khớp quyền và ngày hết hạn, trong khi thanh toán cả hai khoản phí giao dịch quyền chọn.
Chiến lược này được sử dụng khi nhà đầu tư vọng về một biến động thị trường nhưng chưa biết là nó đi theo hướng nào. Bằng cách đó Straddle cho phép nhà đầu tư kiếm lợi bất kể hướng của thị trường dịch chuyển ra sao, miễn là biến động giá đủ lớn để vượt qua giá khớp lệnh và chi trả hai khoản phí giao dịch.
Strangles
Chiến lược strangle nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ cả quyền chọn mua và quyền chọn bán đối với một tài sản, với cùng ngày thực hiện hợp đồng nhưng sử dụng giá khớp lệnh khác nhau.
Chiến lược này được sử dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng về một biến động thị trường lớn. Mặc dù hướng dịch chuyển có thể không rõ ràng 100%, nhưng có thể có gợi ý về nơi giá sẽ dịch chuyển, đó là lý do tại sao chiến lược strangle sử dụng giá khớp lệnh khác nhau. Chiến lược này cho phép nhà đầu tư kiếm lợi từ biến động thị trường sắp xảy ra và tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng chiến lược straddle, trong khi vẫn bảo đảm một cơ chế bảo vệ nhất định trong trường hợp giá dịch chuyển theo hướng khác.
Đầu cơ Chênh lệch giá lên bằng Quyền chọn mua
Đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn mua nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn mua đối với một hàng hoá theo giá khớp lệnh cụ thể, đồng thời nắm giữ quyền chọn bán đối với cùng hàng hoá đó vào cùng ngày thực hiện hợp đồng nhưng với giá khớp lệnh cao hơn.
Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn mua được sử dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng một mức tăng giá nhẹ đối với hàng hoá đang được giao dịch.
Đầu cơ Chênh lệch giá xuống bằng Quyền chọn mua
Đầu cơ chênh lệch giá xuống bằng quyền chọn mua nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn mua đối của một hàng hoá với giá khớp lệnh cụ thể, đồng thời nắm giữ quyền chọn bán đối với cùng hàng hoá đó vào cùng ngày thực hiện hợp đồng nhưng với mức giá khớp lệnh thấp hơn.
Chiến lược này được áp dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng giá của một hàng hoá giảm vừa phải. Giống như chiến lược đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn mua, lợi nhuận tối đa được tính bằng cách tìm ra chênh lệch giữa giá khớp lệnh và trừ chi phí các quyền chọn.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục