Hướng dẫn Margin trên sàn Binance

Nội dung bài viết
ẩn

Margin Trading là gì?

Margin Trading là một phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng tiền do bên thứ ba cung cấp. Khi so sánh với các tài khoản giao dịch thông thường, tài khoản Margin cho phép các nhà giao dịch tiếp cận đến số vốn lớn hơn, cho phép họ tận dụng các vị thế của mình. Về cơ bản, Margin Trading khuếch đại kết quả giao dịch để các nhà giao dịch có thể nhận ra lợi nhuận lớn hơn trên các giao dịch thành công. Khả năng mở rộng kết quả giao dịch này khiến giao dịch Margin đặc biệt phổ biến ở các thị trường biến động thấp, như Forex. Bên cạnh đó, Margin Trading cũng được sử dụng trong thị trường chứng khoán, hàng hóa và crypto.

Trong các thị trường truyền thống, các khoản vay thường được cung cấp bởi một nhà môi giới đầu tư. Tuy nhiên, trong giao dịch crypto, các khoản vay thường được cung cấp bởi các nhà giao dịch khác, những người kiếm được tiền lãi dựa trên nhu cầu thị trường đối với các quỹ Margin. Mặc dù ít phổ biến hơn, một số sàn giao dịch cũng cung cấp tiền Margin cho người dùng của họ.

Hướng dẫn Margin trên sàn Binance

Sau khi đăng nhập vào Binance, hãy di chuyển chuột đến góc trên cùng bên phải và nhấp vào email của bạn để đi tới bảng điều khiển tài khoản (Dashboard) của bạn.

Xem thêm  NAV Coin là gì? Thông tin về đồng NAV

huong dan margin tren san binance

Ở đây, bạn có thể thấy số dư tài khoản của mình ở “Balance Details” (“Chi tiết số dư”), hãy nhấp vào “Margin” (“Ký quỹ”) để bắt đầu quá trình mở tài khoản giao dịch ký quỹ của bạn trên Binance.

huong dan margin tren san binance 1

Sau khi kích hoạt tài khoản Ký quỹ của bạn, bạn hãy chuyển tiền từ Ví Binance thông thường (Fiat và Spot) của bạn sang Tài khoản Ký quỹ (Margin).

huong dan margin tren san binance 2

Sau khi chuyển tiền sang Ví Margin bạn sẽ có thể sử dụng tiền này như là tài sản thế chấp để mượn tiền.

huong dan margin tren san binance 3

Sau khi chọn loại tiền và số tiền mà bạn muốn mượn, hãy nhấp vào “Confirm borrow” (“Xác nhận vay nợ”). Trong trường hợp này, chúng tôi chọn ký quỹ USDT để vay thêm USDT.

Sau đó, tài khoản Margin của bạn sẽ được ghi có số tiền bằng USDT mà bạn đã mượn. Bây giờ bạn sẽ có thể thực hiện giao dịch với số tiền bạn đã mượn, và bạn sẽ có một khoản nợ cộng với lãi suất (được cập nhật hàng quý).

Bạn có thể kiểm tra trạng thái tài khoản Margin của mình bằng cách đi đến trang “Wallet Balance” (“Số dư Ví”) và chọn thẻ “Margin” (“Ký quỹ”).

Ở bên phải màn hình, bạn sẽ nhìn thấy mức độ ký quỹ của mình, đây là mức độ rủi ro được tính dựa trên số tiền mà bạn đã mượn (Tổng nợ) và số tiền mà bạn giữ như là tài sản thế chấp trên tài khoản Ký quỹ của bạn (Vốn chủ sở hữu Tài khoản).

Xem thêm  Opal là đá gì? Công dụng của đá Opal

huong dan margin tren san binance 4

Sau đó, bạn có thể thực hiện giao dịch với số tiền bạn đã mượn, bạn có thể đi tới trang Sàn giao dịch, chọn thẻ “Margin” (“Ký quỹ”), và giao dịch bình thường.

huong dan margin tren san binance 5

Sau khi giao dịch xong, bạn nhớ hãy quay lại ví Margin để trả nợ.

huong dan margin tren san binance 7

Tổng số tiền mà bạn phải trả là tổng số tiền đã mượn cộng với lãi suất.

huong dan margin tren san binance 6

SAu khi trả nợ xong thì bạn có thể chuyển tiền từ Ví Margin sang Ví Binance thông thường.

Những lưu ý quan trọng

Margin Trading trên Binance có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn do giá trị tương đối lớn hơn của các vị thế giao dịch, giúp đa dạng hóa khoản đầu tư, vì các nhà giao dịch có thể mở nhiều vị thế với các khoản đầu tư tương đối nhỏ. Cuối cùng, có một tài khoản ký quỹ có thể giúp các nhà giao dịch dễ dàng mở các vị thế một cách nhanh chóng mà không phải chuyển một khoản tiền lớn vào tài khoản của họ.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng Margin Trading cũng có những nhược điểm rõ ràng như là tăng thua lỗ cũng giống như cách nó có thể tăng lợi nhuận. Khi thực hiện Margin Trading, nhà giao dịch có thể chịu mức thua lỗ vượt quá khoản đầu tư ban đầu, do đó, nó được coi là phương thức giao dịch có rủi ro cao.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Xem thêm  Chiến tranh Tiền tệ (Currency War) là gì?
Rate this post
Back to top button

You cannot copy content of this page