Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là gì?
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là một biến thể phụ của mô hình Vai Đầu Vai Ngược với mọi đặc điểm gần như giống nhau. Chỉ có một chút khác biệt nằm ở sự tương quan về mức độ của đỉnh hoặc đáy trong mô hình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu mô hình 3 đáy này là gì và cách giao dịch trong trường hợp này như thế nào nhé.
ẩn
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là gì?
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là một mô hình đồ thị đảo chiều, được tạo thành từ 3 đáy VVV có mức giá gần bằng nhau tạo thành một đường hỗ trợ và 2 đỉnh AA tạo thành một đường kháng cự, cũng như theo sau bằng sự bức phá vùng kháng cự. Đây là một mô hình dài hạn và có thể hình thành qua vài tháng.
Tâm lý giao dịch
Mô hình 3 đáy xuất hiện trong xu hướng giảm. Giá giảm xuống tạo thành một đáy mới bên trái của mô hình, sau đó lại tăng tạo thành một đỉnh bên trái của mô hình. Trên biểu đồ, giá vẫn đang đi trong 1 xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn). Phe bán vẫn xem đỉnh bên trái là một cơ hội bán ra và giá giảm lại 1 lần nữa. Tuy nhiên, đáy ở giữa này không tạo ra được một đáy thấp hơn. Giá lại tiếp tục tăng và giảm xuống một lần nữa tạo thành đỉnh bên phải. Tuy nhiên, ở đáy bên phải, giá lại không thể đi xuống thấp hơn hai đáy trước. Vì vậy cả 3 đáy tạo thành một đường hỗ trợ và biểu thị rằng đây là một rào cản lớn là phe bán sẽ phải vượt qua. Sau đó, một hành động phải được thực hiện khi giá tăng đến đỉnh dự đoán thứ ba – liệu người mua có dồn sức để đẩy giá lên cao hơn và phá vỡ lên trên kháng cự rồi làm đảo chiều xu hướng giảm trước mô hình ba đáy hay những người bán sẽ cố thử thêm một lần nữa để duy trì xu hướng giảm? Khi kháng cự bị phá vỡ, quyết định đã được thực hiện và sau một đợt hồi giá lại xuống gần mức kháng cự, giá được kì vọng sẽ đi lên cao hơn nữa.
Các thành phần của mô hình 3 đáy
- Xu hướng: Xu hướng giảm giá, theo thời gian thì xu hướng này yếu dần và giá dao động sideway qua nhiều tháng.
- 3 đáy: 3 phần đáy thấp gần bằng nhau và có những bước ngoặt quan trọng.
- Khối lượng giao dịch: Các mức khối lượng giao dịch thường giảm dần. Đôi khi khối lượng giao dịch tăng giá sau đó và ở điểm phá vỡ vùng kháng cự thường tăng cường sức mạnh của mô hình này.
- Phá vỡ vùng kháng cự: Mô hình Triple Bottom sẽ hoàn thành khi xuất hiện sự phá vỡ vùng kháng cự ở đáy thứ 3. Điểm giá cao nhất trong 2 phần đỉnh (peak) giữa 3 đáy (low) là mức kháng cự quan trọng.
- Vùng kháng cự thành vùng hỗ trợ: Vùng kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành vùng hỗ trợ tiềm năng và đôi khi giá sẽ test lại vùng hỗ trợ mới hình thành này bằng một đợt điều chỉnh đầu tiên. Vì mô hình này là mô hình dài hạn nên việc test vùng hỗ trợ mới có thể xảy ra nhiều tháng sau đó.
- Mục tiêu giá: Lấy khoảng cách từ điểm phá vỡ kháng cự (breakout) đến điểm thấp nhất của 3 đáy rồi cộng cho mức giá tại điểm phá vỡ sẽ cho ra mục tiêu giá. Mô hình này phát triển càng dài thì sự bức phá đi lên sau điểm phá vỡ càng đáng kể
Trong quá trình bắt đầu hình thành 3 đáy, diễn biến giá có thể trông giống một số mô hình khác. Trước khi phần đáy thứ 3 hình thành thì nó có thể giống mô hình 2 đáy (Double Bottom).
Lưu ý rằng mô hình 3 đáy chỉ hoàn thiện khi xuất hiện điểm phá vỡ.
Kinh nghiệm cho thấy mô hình 3 đáy thường xuyên xuất hiện trên các đồ thị chứng khoán còn trong các thị trường hàng hóa, kim loại quý và tỷ giá thì 3 phần đáy xuất hiện thường là một bộ phận của mô hình Descending Triangle (mô hình tam giá hướng xuống) hoặc mô hình Rectangle (mô hình đồ thị hình chữ nhật).
Cách giao dịch với mô hình 3 đáy
- Điểm vào lệnh: Bạn có thể chờ giá phá vỡ đường viền cổ hay đường kháng cự nằm trên 2 đỉnh. Sau đó chờ giá pullback lại thì có thể vào lệnh ngay tại đây.
- Điểm cắt lỗ: nằm phía dưới của ngưỡng kháng cự.
- Điểm chốt lời: nếu bạn đủ kiên nhẫn chờ thì take profit chính là khoảng cách từ đỉnh tới phần thấp nhất của 2 đáy. Tuy nhiên, để chắc chắn vì thị trường luôn biến động bạn có thể chốt lời từng phần, sau đó kéo điểm cắt lỗ về điểm vào lệnh hoặc sử dụng trailing stop.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.