Mô hình nến Bearish Engulfing (Nhấn Chìm Giảm) là gì?

Mô hình Bullish Engulfing (Nhấn Chìm Tăng) và Bearish Engulfing (Nhấn Chìm Giảm) là hai mô hình quen thuộc với rất nhiều trader vì mô hình này có thể được xem là một trong những mô hình đảo chiều mạnh mẽ nhất để giá chuyển từ giảm sang tăng. Cũng chính vì lẽ đó, Bitcoin Vietnam News sẽ giới thiệu tới các bạn cả 2 cặp bài trùng này nhằm cung cấp cho các bạn các tín hiệu giao dịch hiệu quả nhất. Nếu bạn đang quan tâm tới mô hình này thì hãy theo dõi bài viết sau nhé.

Nội dung bài viết
ẩn

Bearish Engulfing là gì?

Engulfing là một mẫu hình gồm hai cây nến, trong đó nến sau dài hơn và bao trọn toàn bộ nến trước. Engulfing gồm hai loại là Bullish Engulfing và Bearish Engulfing.

Bearish Engulfing là một mô hình cặp hai nến ngược nhau trong một xu hướng tăng. Trong đó:

  • Nến đầu tiên là một nến tăng, nhưng cũng có thể là nến Doji.
  • Nến thứ hai là một nến giảm với thân nến dài hơn nến ngày thứ nhất.
  • Giá mở của và đỉnh của nến thứ hai phải cao hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất, và giá đóng cửa và đáy của nến thứ hai phải thấp hơn giá mở cửa của nến thứ nhất.
  • Ngoài ra mô hình Bearish Engulfing phải có thân nến của ngày thứ hai lớn hơn nến thứ nhất và bao gồm cả bóng nến trên và dưới.

Mô hình nến Bearish Engulfing (Nhấn Chìm Giảm) là gì?

Thông thường mô hình nến Bearish Engulfing được xem như là mô hình Three Outside Down. Điểm khác nhau là có thêm nến giảm ở ngày thứ ba và nến này có giá đóng cửa nằm dưới đáy của nến giảm ngày thứ hai.

Xem thêm  Kinh doanh Chênh lệch giá (Arbitrage) là gì?

Mô hình nến Bearish Engulfing (Nhấn Chìm Giảm) là gì?

Đặc tính quan trọng

Cần lưu ý những đặc tính sau đây để nhận diện mô hình Bearish Engulfing và biến nó trở thành một chỉ báo đảo chiều quan trọng:

  • Nến đầu tiên có thân nến nhỏ và nến thứ hai có thân nến rất dài
  • Mô hình Bearish Engulfing xảy ra sau một xu hướng tăng dài hoặc sau một đợt tăng mạnh
  • Khối lượng giao dịch ở nến thứ hai là rất lớn
  • Thân nến thứ hai lớn hơn cả cây nến trước đó (bao gồm bóng nến)
  • Mô hình Bearish Engulfing xảy ra tại vùng kháng cự

Cách giao dịch trong Bearish Engulfing

Mô hình nến Bearish Engulfing (Nhấn Chìm Giảm) là gì?

Nison (1994) phát biểu rằng mô hình Bearish Engulfing không còn giá trị khi giá đóng cửa của các nến tiếp theo vượt lên phía trên của mô hình Bearish Engulfing bao gồm cả bóng trên, lúc này ông cho rằng khả năng thị trường chuyển từ phía bán sang phía mua (trang 78).

  • Điểm vào lệnh: bạn có thể chờ cho đến khi giá nằm dưới cây nến đỏ trong mô hình nến nhấn chìm, nhằm xác định xu hướng giá chắc chắn sẽ giảm để tránh được rủi ro tốt nhất.
  • Điểm cắt lỗ: là điểm nằm phía trên râu nến, tốt nhất hãy xem các nến bên cạnh có tạo thành các vùng kháng cự hay không, nếu có thì nên đặt trên vùng kháng cự này 1 vài pips.
  • Điểm chốt lời: Vì nến nhấn chìm có thể chỉ là khởi đầu cho một xu hướng giảm kéo dài, chính vì thế bạn có thể kỳ vọng thu được lợi nhuận tốt nên có thể sử dụng trailing stop hoặc bạn có thể đặt target tại các mức hỗ trợ để thu được tối đa lợi nhuận cho bạn.
Xem thêm  Ngân hàng Trung ương là gì?

Kết hợp 2 nến của Mô hình Bearish Engulfing = Nến Shooting Star

Mô hình nến Bearish Engulfing là gì?

Khi kết hợp vào trong một nến, nến thứ nhất và thứ hai của mô hình Bearish Engulfing sẽ trông như một nến Shooting Star, đó là nến giảm đảo chiều.

Đường kháng cự xác nhận mô hình nến Bearish Engulfing

Mô hình nến Bearish Engulfing là gì?

Biểu đồ trên là giá cổ phiếu Energy SPDR ETF (XLE) minh họa đường kháng cự màu xanh chính là đường kháng cự đối với giá đỉnh của nến thứ hai của mô hình Bearish Engulfing. Một khi bóng trên của nên giảm chạm tới vùng kháng cự, phe bán nhảy vào và chiếm ưu thế trong phần còn lại của ngày. Sự xác nhận đường kháng cự cùng với mô hình Bearish Engulfing là một sự kết hợp mạnh mẽ để bên bán vào cuộc và làm cho giá giảm xuống trong vài tháng tiếp theo. mô hình nến giảm trong biểu đồ này là một ví dụ điển hình cho việc thân nến thứ hai lớn hơn toàn bộ nến thứ nhất. Nến thứ hai khá dài là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ có một lực tác động làm giá giảm mạnh.

Mô hình Bearish Engulfing tạo kháng cự mới

Mô hình nến Bearish Engulfing là gì?

Nison (1994, p. 78) cho rằng những mô hình Bearish Engulfing có thể trở thành vùng kháng cự cho giá sau này. Biểu đồ của Energy SPDT ETF (XLE) xảy ra sau một xu hướng tăng dài. Sau mô hình Bearish Engulfing, giá giảm nhưng sau một tuần giá bắt đầu xu hướng tăng lại cho đến khi giá chạm đến ngang đỉnh của cây nến thứ hai trong mô hình Bearish Engulfing. Một Trader táo bạo có thể đặt lệnh bán tại vùng giá được thiết lập bởi mô hình Bearish Engulfing được tạo ra trước đó 17 cây nến. Trong ví dụ trên, Trader sẽ có lợi nhuận nếu giao dịch theo mô hình này. Đáng lưu ý là nến chạm vào vùng kháng cự cũng sẽ gần như là mô hình Bearish Engulfing. Định nghĩa chính xác của hai nến tạo mô hình này được gọi là Mây Đen Bao Phủ – Dark Cloud Cover.

Xem thêm  Sóng Elliott là gì? Tổng quan về lý thuyết sóng Elliott

Sự xác nhận bởi volume cao vào ngày thứ hai của mô hình Bearish Engulfing

Mô hình nến Bearish Engulfing là gì?

Chú ý rằng ở biểu đồ trên của chỉ số Dow Jones Industrial Average ETF (DIA), nến thứ hai của mô hình Bearish Engulfing có volume cao thứ nhì trong tất cả các ngày được hiển thị trên biểu đồ. Đây là bước xác nhận quan trọng để thấy volume cao được xác lập trong nến giảm thứ hai của mô hình nến Bearish Engulfing. Điều đó cho thấy phe gấu đang tập trung bán vào ngày này. Cũng cần lưu ý hai ngày trước mô hình này đều có volume rất nhỏ và nến cũng nhỏ. Có thể suy ra được phe bò đang dần hết lực mua (nến nhỏ) và không còn hứng thú mua với giá cao (volume thấp). Nến giảm dài với volume cao chứng tỏ phe bò đã không còn sức mua và giá giảm dần trong nhiều tuần sau đó.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page