Mô hình nến Dark Cloud Cover (Mây Đen Bao Phủ) là gì?
Mô hình nến Dark Cloud Cover hay còn gọi là Mây Đen Bao Phủ có thể sẽ là một trong các chiến lược giao dịch rất tốt cho bạn nếu bạn có thể tiếp nhận và giao dịch theo đúng cách. Là một dạng nến khá phổ biến trong bộ sưu tập các mô hình nến Nhật. Dark Cloud Cover được xem là mô hình nến Bearish Engulfing không hoàn hảo. Và trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu Mô hình nến Dark Cloud Cover là gì nhé!
ẩn
Dark Cloud Cover là gì?
Dark Cloud Cover (Mây Đen Bao Phủ) là một mô hình đảo chiều xảy ra tại đỉnh của một xu hướng hoặc một vùng giá đi ngang. Nến đầu tiên là một nến tăng dài và nến thứ hai là một nến giảm dài. Nến thứ hai mở cửa trên đỉnh của nến thứ nhất và có giá đóng cửa trong thân của nến thứ nhất. Một định nghĩa ít chặt chẽ hơn là nến thứ hai chỉ cần mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất thay vì giá đỉnh.
Ngoài ra Dark Cloud Cover còn có tên gọi khác là Bearish Piercing Line.
Theo nghiên cứu của Nison’s (1991, p. 44), nhiều nhà phân tích kĩ thuật cho rằng nến giảm cần phải đâm xuyên qua và đóng cửa ở mức nhiều hơn 50% thân nến trước đó. Với những ai đã biết tìm hiểu về mô hình Bearish Engulfing thì sẽ thấy Dark Cloud Cover thực ra là mô hình Bearish Engulfing không hoàn hảo, vì nến giảm thứ hai của mô hình Bearish Engulfing đâm xuyên và đóng cửa nhiều hơn 100% thân nến tăng đầu tiên.
Dark Cloud Cover điển hình được thể hiện ở biểu đồ trên của Healthcare SPDR ETF (XLV) trên đây. Trước khi có mây đen bao phủ, xu hướng tăng đã diễn ra trong một tháng. Ngày đầu tiên của Dark Cloud Cover là một nến tăng dài có giá đóng cửa tạo một đỉnh mới cho xu hướng tăng. Ngày tiếp theo là ngày thứ hai của mô hình Dark Cloud Cover, giá mở cửa trên đỉnh của ngày đầu tiên. Đây là một đỉnh mới của xu hướng tăng. Tuy nhiên, sau giá đỉnh này, giá đảo chiều trong ngày đâm qua hai phần ba của nến tăng đầu tiên. Kể từ đó, xu hướng giảm tiếp tục trong một tháng.
Diễn giải tâm lý
Thị trường đang đi lên thì một nến tăng mạnh xuất hiện và tạo ra đỉnh mới. Ngày tiếp theo có một khoảng gap tăng và lại tạo một đỉnh mới, do đó phe mua đã hoàn toàn nắm thế chủ động. Tuy nhiên, thay vì giá tiếp tục đi cao hơn, giá bắt đầu đi xuống và giảm rất mạnh rồi đóng cửa dưới mức 50% của thân nến tăng đầu tiên. Về bản chất đỉnh mới của xu hướng tăng trước đó đã bị bác bỏ, bên bán có đủ lực để nắm lại quyền kiểm soát.
Các đặc tính quan trọng
Cần lưu ý những đặc tính sau đây để nhận diện mô hình Dark Cloud Cover:
- Nến giảm thứ hai càng đâm xuyên vùng giá của nến tăng thứ nhất sâu bao nhiêu, “cơ hội phá đỉnh sẽ cao hơn”
- Vùng kháng cự mạnh bị đâm thủng khi nến thứ hai mở cửa trên vùng kháng cự nhưng giá sau đó giảm và đóng cửa dưới vùng kháng cự
- Khối lượng giao dịch lớn tại giá mở cửa của nến giảm thứ hai
Lưu ý: Dark Cloud Cover sẽ bị vô hiệu nếu có một nến sau này đóng cửa trên giá đỉnh của mô hình này.
Cách giao dịch với Dark Cloud Cover
Khi sử dụng mô hình Dark Cloud Cover, trader cần phải lưu ý các yếu tố sau để có thể gia tăng xác suất chiến thắng khi vào lệnh:
- Khối lượng giao dịch tại thời điểm mở cửa của nến thứ 2 lớn: Cho thấy có nhiều trader đã rơi vào bẫy và có thể tìm cách để thoát lệnh, tạo áp lực bán
- Nến thứ hai đâm càng sâu xuống nến tăng thứ nhất thì xác suất phá đỉnh sẽ càng lớn
- Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, với các đỉnh và đáy được tạo ra cao hơn thì mô hình Dark Cloud Cover sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu giá đã đi vào vùng quá mua. Chúng ta có thể dùng các chỉ báo như RSI hoặc Stochastic để kiểm tra điều này.
- Còn khi thị trường đang di chuyển trong một phạm vi giao dịch, tức là giá di chuyển lên xuống giữa 2 vùng kháng cự/hỗ trợ thì mô hình Dark Cloud Cover sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu nó diễn ra ngay tại ngưỡng kháng cự.
Điểm vào lệnh: Có 2 cách vào lệnh. Một là ngay khi cây nến thứ hai của mô hình kết thúc. Cách thứ hai là kiên nhẫn đợi thêm một cây nến nữa, nếu cây nến này tiếp tục giảm xuống và break qua khỏi cây nến thứ nhất. Cách vào lệnh thứ hai sẽ an toàn và chắc chắn hơn tuy nhiên tỷ lệ Risk/Reward sẽ không hấp dẫn bằng cách vào lệnh thứ nhất.
Điểm cắt lỗ và chốt lời: Khi đặt lệnh bán, Nison (1994, p. 71) đề nghị đặt cắt lỗ tại đỉnh của mô hình. Ngược lại, nếu giá tăng cao hơn đỉnh, ông đề nghị đặt lệnh mua phá ngưỡng vì mô hình đã không còn hiệu lực và xu hướng tăng trước đó vẫn còn tiếp tục.
Điểm chốt lời: Điểm chốt lời sẽ được đặt tại các ngưỡng hỗ trợ bên dưới.
Kết hợp hai nến trong Dark Cloud Cover thành Shooting Star
Khi hai nến trong mô hình Dark Cloud Cover được hợp lại (mở cửa tại nến thứ nhất và đóng cửa tại nến thứ hai) thành một nến duy nhất sẽ tạo ra nến Shooting Star và có nghĩa là xu hướng giảm.
Dark Cloud Cover xác nhận đường kháng cự
Một vài tuần trước khi xuất hiện Dark Cloud Cover, giá của Energy SPDR ETF (XLE) thiết lập một vùng kháng cự, thể hiện bằng đường màu xanh ở biểu đồ trên. Đây là một dạng điển hình của mô hình Dark Cloud Cover, một xu hướng tăng diễn ra bao gồm một nến tăng tạo ra một đỉnh mới cho xu hướng tăng gần đó; tuy nhiên nến tăng không vượt qua vùng kháng cự. Ngày tiếp theo, ngày thứ hai của Dark Cloud Cover, có gap tăng cao hơn và tiến hành tấn công vùng kháng cự nhưng vẫn không phá được vùng này. Phe bán đã loại bỏ 85% nến tăng trước đó. Sau khi Dark Cloud Cover được xác nhận, xu hướng giảm ngày càng rõ ràng hơn với gap giảm liên tục trong ba nến tiếp theo tạo ra những đáy mới.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục