Ngân hàng Trung ương là gì?

Nội dung bài viết
ẩn

Ngân hàng Trung ương là gì?

Ngân hàng Trung ương (Central Bank), hay ngân hàng dự trữ, là một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về hệ thống tiền tệ trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, đồng thời thi hành các chính sách tiền tệ.

Mục đích chính của Ngân hàng Trung ương là ổn định giá trị tiền tệ và cung tiến, kiểm soát được lãi suất và hỗ trợ ngân hàng thương mại khác đang trên đà đổ vỡ. Và hầu hết với những ngân hàng trực thuộc trung ương quản lý thì mức độ độc lập sẽ nhất định đối với Chính phủ.

Song song đó ngân hàng nhà nước sẽ hoàn toàn kiểm soát việc sản xuất và lưu thông cung tiến trên thị trường ổn định các ngân hàng thương mại để ổn định kinh tế tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Trung ương cũng có thể được giao nhiệm vụ khác tùy thuộc vào môi trường tài chính và cơ cấu của đất nước.

Vai trò của Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ được thực hiện ở một quốc gia, bao gồm các quyết định về lãi suất, kiểm soát thanh khoản, yêu cầu dự trữ và hoạt động thị trường mở.

Khi chính sách tiền tệ có hiệu lực, ngân hàng tập trung quản lý để giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, ổn định lạm phát và lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù hầu hết các Ngân hàng Trung ương được điều hành bởi một hội đồng quản trị của các ngân hàng thành viên nhưng họ lại hoạt động độc lập.

Ngoài ra, các quyết định của một Ngân hàng Trung ương có tác động mạnh đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, tìm cách đáp ứng các mục tiêu dài hạn của quốc gia.

Chức năng của Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương là một phần không thể tách rời của hệ thống tài chính và kinh tế. Chúng thường thuộc sở hữu của Chính phủ và có một số chức năng nhất định để thực hiện. Bao gồm:

Phát hành tiền: Ngân hàng Trung ương sẽ có trách nhiệm phát hành tiền và các ghi chú chống tiền giả. Tuy nhiên in tiền cũng là một trách nhiệm quan trọng vì in quá nhiều có thể dẫn đến lạm phát.

Ngân hàng của các ngân hàng: Nếu các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản thì Ngân hàng Trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại vay đủ tiền để tránh sự thiếu hụt. Đây là một chức năng quan trọng vì nó giúp duy trì sự tin tưởng trong hệ thống ngân hàng. Nếu một ngân hàng hết tiền, mọi người sẽ mất lòng tin và muốn rút tiền của họ ra khỏi ngân hàng.

Xem thêm  Coin và Token là gì? Phân biệt Coin và Token

Ngân hàng của Chính phủ: Các khoản vay của Chính phủ được tài trợ bằng cách bán trái phiếu trên thị trường mở. Có thể một vài tháng mà chính phủ không bán đủ trái phiếu và do đó có thể xảy ra thiếu hụt. Điều này sẽ gây hoảng loạn giữa các nhà đầu tư trái phiếu và họ sẽ có nhiều khả năng bán trái phiếu chính phủ của họ và yêu cầu lãi suất cao hơn.

Giảm thiểu lạm phát: Các ngân hàng có khả năng giảm thiểu lạm phát và thường được Chính phủ các nước đặt mục tiêu.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp: Các Ngân hàng Trung ương sẽ xem xét các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế và hạn chế thất nghiệp.

Vận hành chính sách tiền tệ, lãi suất: Ngân hàng Trung ương đặt lãi suất để nhằm mục tiêu hạn chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế

Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính: Các Ngân hàng Trung ương có thể đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính bằng cách điều chỉnh cho vay ngân hàng và các dẫn xuất tài chính

Các mô hình Ngân hàng Trung ương trên thế giới

Các Ngân hàng Trung ương như Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương Anh (Anh), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Nhật Bản), Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (Thụy Sĩ ), Ngân hàng Trung ương Canada (Canada), Ngân hàng Trung ương Úc (Úc) và Ngân hàng Trung ương New Zealand (New Zealand) là các ngân hàng lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được thành lập vào năm 1913 và đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ. Nhà nước có ảnh hưởng chi phối lên ngân hàng này, mặc dù vốn được sở hữu bởi các cổ đông tư nhân có địa vị đặc biệt.
FED là Ngân hàng Trung ương quyền lực nhất thế giới do đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới. FED có ảnh hưởng lớn đến giá trị của nhiều đồng tiền.

  • Ủy ban: Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) bao gồm 7 lãnh đạo của Hội đồng Dự trữ Liên bang và 5 Chủ tịch của 12 ngân hàng dự trữ khu vực.
  • Mục tiêu: ổn định giá và tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
  • Tổ chức họp: 8 lần một năm.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được thành lập vào năm 1998. Đây là cơ quan tài chính đầu não của khu vực châu Âu, theo sau là Viện Nghiên cứu Tiền tệ Châu Âu (EMI). EMI đóng vai trò chính trong việc chuẩn bị giới thiệu lưu thông đồng tiền châu Âu.

  • Ủy ban: 6 thành viên trong Hội đồng Quản trị của ECB và những người đứng đầu của 12 Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thuộc khu vực châu Âu. Họ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ.
  • Mục tiêu: ổn định giá, tăng trưởng và duy trì mức tăng giá tiêu dùng hàng năm dưới 2%. Ngân hàng này tìm cách ngăn không cho đồng tiền châu Âu tăng giá do tính phụ thuộc vào xuất khẩu của khu vực châu Âu.
  • Tổ chức họp: 2 tuần một lần. Tuy nhiên, các cuộc họp về chính sách tiền tệ sẽ được tổ chức 11 lần một năm và kèm theo họp báo.
Xem thêm  Chứng khoán MBS (Mortgage Backed Securities) là gì?

Ngân hàng Trung ương Anh

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) được tổ chức như một ngân hàng tư nhân vào năm 1694 nhưng nó bắt đầu đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương Anh vào năm 1946 sau khi được quốc hữu hóa. BOE được coi là một trong những Ngân hàng Trung ương quyền lực nhất trên thế giới.

  • Ủy ban: người đứng đầu BOE, hai người được ủy quyền, hai giám đốc điều hành và bốn chuyên gia bên ngoài. Ủy ban này chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ.
  • Mục tiêu: hỗ trợ ổn định tài chính tiền tệ và giữ lạm phát ở mức 2%. Trên thực tế, nếu lạm phát thấp hơn mức này, ngân hàng sẽ làm mọi cách để đưa nó lên mức 2%.
  • Tổ chức họp: mỗi tháng 1 lần.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được thành lập vào năm 1873 theo Luật Ngân hàng Quốc gia, chịu ảnh hưởng bởi luật Hoa Kỳ năm 1863. Đặc điểm chính của ngân hàng này là nó có tư cách của một công ty cổ phần. Chính phủ Nhật Bản là chủ sở hữu của 55% vốn. 45% còn lại được nắm giữ bởi các công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư khác.

  • Ủy ban: người đứng đầu ngân hàng, hai người được ủy quyền và sáu thành viên khác. Ủy ban này chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ.
  • Mục tiêu: hỗ trợ ổn định giá và tài chính của Nhật Bản. Giống như ECB, BOJ tìm cách ngăn không cho giá trị đồng tiền quốc gia tăng do tính phụ thuộc vào xuất khẩu của quốc gia này.
  • Tổ chức họp: 1 hoặc 2 lần một tháng.

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) được thành lập vào năm 1907, gồm hai trụ sở chính đặt tại Bern và ở Zürich.

  • Ủy ban: người đứng đầu ngân hàng, người được ủy quyền và một thành viên. Ủy ban này đưa ra các quyết định về lãi suất. Không giống như các Ngân hàng Trung ương khác, SNB chỉ đặt ra phạm vi lãi suất.
  • Mục tiêu: đảm bảo ổn định giá và ngăn không cho đồng tiền quốc gia tăng giá quá mức (do tính phụ thuộc vào xuất khẩu của quốc gia này).
  • Tổ chức họp: 3 tháng một lần.
Xem thêm  Mô hình giá Key Reversal (Đảo Chiều Chủ Chốt) là gì?

Ngân hàng Trung ương Canada

Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) bắt đầu hoạt động vào năm 1935. Trụ sở chính của ngân hàng nằm ở Ottawa.

  • Ủy ban: người đứng đầu ngân hàng và năm người được ủy quyền. Ủy ban này đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.
  • Mục tiêu: duy trì tính toàn vẹn và giá trị của đồng tiền, và giữ lạm phát ở mức 1% đến 3%.
  • Tổ chức họp: 8 lần một năm

Ngân hàng Trung ương Úc

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) chính thức trở thành Ngân hàng Trung ương từ năm 1960, sau khi được Commonwealth Bank of Australia trao quyền.

  • Ủy ban: người đứng đầu ngân hàng, người được ủy quyền, Bộ trưởng Tài chính và sáu thành viên độc lập, do chính phủ bổ nhiệm. Ủy ban này chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ.
  • Mục tiêu: đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, duy trì việc làm đầy đủ và thu nhập ngày càng tăng cho đất nước, và giữ lạm phát ở mức 2% đến 3%.
  • Tổ chức họp: mỗi tháng 1 lần, trừ tháng Một.

Ngân hàng Trung ương New Zealand

Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) được thành lập vào năm 1934. Ngân hàng này hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước. Đặc trưng chính của ngân hàng này là kiểm soát nghiêm ngặt việc thực hiện các mục tiêu. Trong trường hợp không đạt được các mục tiêu, người đứng đầu ngân hàng có thể sẽ bị thay đổi.

  • Ủy ban: người đứng đầu ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định cuối cùng về chính sách tiền tệ.
  • Mục tiêu: đảm bảo ổn định giá và ổn định của lãi suất, tỷ giá và nền kinh tế, cũng như giữ lạm phát ở mức 1,5%.
  • Tổ chức họp: 8 lần một năm.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page