ODA là gì? Vai trò của nguồn vốn ODA

Nội dung bài viết
ẩn

ODA là gì?

ODA (Official Development Assistance) là hình thức đầu tư nước ngoài không thu lãi suất hoặc thu lãi suất thấp trong thời gian vay dài. Mục tiêu của những khoản đầu tư này là để nâng cao phúc lợi và phát triển kinh tế cho nước nhận đầu tư.

Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội.

Vai trò của nguồn vốn ODA

Nguồn bổ sung vốn quan trọng:

  • Nguồn ODA tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự thiếu vốn.
  • Tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực
  • Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch vụ hay hàng hoá của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến.

Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác:

  • Đối với các nước đang phát triển thì nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí. Vì vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, môi trường chính sách không thông thoáng, không ổn định sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.
  • Một quốc gia đang phát triển nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đồng nghĩa với việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi và sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu quả.
Xem thêm  Deep Web là gì? Tổng hợp thông tin về DeepWeb mới nhất 30/10/2021

Phân loại vốn ODA

Vốn ODA được chia làm 3 loại dựa trên cách thức hoàn trả:

Viện trợ không hoàn lại

Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại. Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước. được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Viện trợ có hoàn lại

Vay vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường. Mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng… Làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:

  • Lãi suất thấp
  • Thời gian trả nợ dài
  • Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ

Vốn ODA hỗn hợp

Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

Xem thêm  DOCK là gì? Thông tin về đồng DOCK

Như vậy, ta có thể thấy nguồn vốn ODA sẽ giúp chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế… Đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển.

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Trong đó, thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.

Ưu và nhược điểm của vốn ODA

Ưu điểm

  • Vốn ODA là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm. Vì thế đây là một nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội cho các nước chậm và đang phát triển.
  • Thời gian cho vay dài, từ 25 – 40 năm; thời gian ân hạn cũng kéo dài từ 8 – 10 năm.
  • Trong tổng nguồn vốn vay ODA, ít nhất sẽ có 25% nguồn vốn không cần hoàn lại.

Nhược điểm

  • Các nước giàu khi cho các nước vay vốn ODA đều có mục đích của họ: mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ hợp tác, theo đuổi mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng… Ví dụ, nước vay ODA sẽ phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan đối với những mặt hàng của các nước cho vay.
  • Đi kèm với nguồn vốn vay ODA, các nước cho vay yêu cầu nước đi vay phải mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân sự… của các cho vay với chi phí khá cao.
  • Các nước cho vay ODA còn yêu cầu nước đi vay thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt như nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của họ.
  • Dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia, nước cho vay ODA sẽ tham gia gián tiếp vào các dự án sử dụng nguồn vốn vay đó của nước đi vay. Như vậy, nước cho vay vừa được lợi nhiều mặt: được tiếng là nước viện trợ ODA, các doanh nghiệp của nước cho vay cũng được lợi khi hoạt động tại thị trường nước đi vay, được nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị…
  • Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất cao, đến khi trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.
  • Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án… sẽ vô cùng nguy hại cho nước đi vay ODA.
Xem thêm  Sàn chứng khoán quốc tế là gì? Những rủi ro khi giao dịch chứng khoán quốc tế

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page