Phân kỳ (Divergence) là gì? Tổng hợp các dạng phân kỳ phổ biến
Divergence (Phân kỳ) khá quan trọng đối với những nhà đầu tư thích nghiên cứu kỹ thuật, hay thích mua bán nhanh chóng. Theo như thống kê, khi giá xảy ra phân kỳ thì giá sẽ quay lại, đưa dấu hiệu khá nhanh và khá chính xác. Do đó các nhà đầu tư thường thích tìm điểm phân kỳ để tìm điểm mua bán. Trong bài viết này, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu xem phân kỳ là gì và các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật nhé.
ẩn
Phân kỳ là gì?
Phân kỳ là sự xung đột giữa giá và indicator, nghĩa là giá của một tài sản di chuyển theo hướng ngược lại với chỉ báo động lượng (momentum indicator) hoặc chỉ báo dao động (oscillator). Nó ngược lại với một tín hiệu xác nhận, khi mà chỉ báo và giá đang di chuyển cùng chiều.
Sự phân kỳ thường được coi là một dấu hiệu cho thấy hành động thị trường hiện tại đang mất đà và suy yếu. Nghĩa là nó có thể sớm thay đổi hướng. Khi phát hiện ra sự phân kỳ, có một cơ hội đáng kể về sự thoái lui của giá.
Các loại phân kỳ phổ biến
Có ba loại phân kỳ thường gặp đó là:
- Regular Divergence (phân kỳ thường)
- Hidden Divergence (phân kỳ ẩn)
- Exaggerated Divergence (phân kỳ phóng đại)
Và mỗi loại được chia thành 2 loại nhỏ hơn là phân kỳ giá lên – bullish divergence và phân kỳ giá xuống – bearish divergence.
Hãy cùng Bitcoin Vietnam News đi vào chi tiết của từng trường hợp nhé.
Regular Divergence – Phân kỳ thường
Đây là dạng phân kỳ xác định đảo chiều.
Regular Bullish Divergence – Phân kỳ thường Chiều tăng
Khi giá đang tạo đáy thấp hơn nhưng indicator lại cho thấy đáy sẽ cao hơn thì đó là lúc Regular Bullish Divergence (Phân kỳ thường Chiều tăng) xuất hiện, báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng.
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đáy thấp hơn, trong khi đó chỉ báo MACD lại tạo đáy cao hơn. MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên sau khi xác nhận phân kỳ là cơ hội tốt để mua.
Regular Bearish Divergence – Phân kỳ thường Chiều giảm
Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng indicator lại tạo đỉnh thấp hơn, thì đó là lúc Regular Bearish Divergence (Phân kỳ thường Chiều giảm) xuất hiện, báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Trong ví dụ trên, giá tạo đỉnh cao hơn nhưng MACD tạo đỉnh thấp hơn. MACD cắt xuống đường tín hiệu có thể đưa ra tín hiệu sell mạnh.
Đây là dạng phân kỳ xác định sự tiếp tục của xu hướng. Phân kỳ ẩn đưa ra tín hiệu đáng tin cậy hơn vì nó đi theo xu hướng.
Khi giá tạo đáy cao hơn nhưng indicator lại tạo đáy thấp hơn, đó chính là lúc Hidden Bullish Divergence (Phân kỳ ẩn Chiều tăng) xuất hiện.
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đáy cao hơn trong khi chỉ báo MACD lại tạo đáy thấp hơn ở điểm giao cắt của nó, đó chính là Phân kỳ ẩn Chiều tăng báo hiệu xu hướng tăng sẽ tiếp tục.
Khi giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng indicator lại tạo đỉnh cao hơn, đó chính là lúc Hidden Bearish Divergence (Phân kỳ ẩn Chiều giảm) xuất hiện.
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng chỉ báo MACD lại tạo đỉnh cao hơn, xác nhận Phân kỳ ẩn Chiều giảm, báo hiệu xu hướng giảm sẽ tiếp tục.
Exaggerated Divergence – Phân kỳ phóng đại
Phân kỳ phóng đại khá giống Phân kỳ thường. Điểm khác nhau giữa 2 dạng phân kỳ này là ở Phân kỳ phóng đại, giá tạo 2 đỉnh hoặc đáy bằng nhau (Similar High/Low).
Exaggerated Bullish Divergence – Phân kỳ phóng đại Chiều tăng
Exaggerated Bullish Divergence (Phân kỳ phóng đại Chiều tăng) xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau nhưng indicator lại tạo đáy cao hơn.
Ở ví dụ trên, giá tạo 2 đáy bằng nhau nhưng MACD lại tạo đáy cao hơn. Phân kỳ phóng đại Chiều lên báo hiệu xu hướng đi ngang sẽ sớm chuyển sang xu hướng tăng.
Exaggerated Bearish Divergence – Phân kỳ phóng đại Chiều giảm
Exaggerated Bearish Divergence (Phân kỳ phóng đại Chiều giảm) xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau nhưng indicator lại tạo đỉnh thấp hơn.
Từ đồ thị trên, chúng ta có thể thấy giá tạo hai đỉnh bằng nhau trong khi MACD lại tạo đỉnh thấp hơn. Phân kỳ phóng đại Chiều giảm phát ra tín hiệu mạnh của xu hướng giảm.
Các chỉ báo nhận diện và xác định phân kỳ
Sự phân kỳ được thể hiện khi quan sát biểu đồ giá và đường chỉ báo. Vậy chúng ta cần biết đến một số chỉ báo quan trọng. Có một số chỉ báo kỹ thuật đã trở nên phổ biến đối với các nhà giao dịch để xác định động lượng thị trường. Trong đó có thể kể đến những cái tên như MACD, RSI hay Stochastic Oscillator.
MACD
MACD xem xét động lượng của một tài sản để xác định liệu xu hướng sẽ tăng, giảm hay tiếp tục.
Chỉ báo được tạo thành từ ba phần: hai đường trung bình động hàm mũ (EMA) và một biểu đồ cột (MACD histogram). Hai đường trung bình di chuyển xung quanh một đường 0 chính giữa. Đường EMA nhanh hơn được gọi là đường tín hiệu, trong khi đường chậm hơn được gọi là đường MACD. Nếu đường MACD trên 0, nó được coi là xác nhận một xu hướng tăng. Ngược lại, nếu nó dưới 0, nó được cho là dự báo một xu hướng giảm.
Khi đường MACD và giá của một tài sản di chuyển theo hướng ngược nhau, đây được coi là sự phân kỳ. Sự kiện này có thể báo hiệu có thay đổi sắp xảy ra trong chiều đi của xu hướng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là MACD không phải là một chỉ báo hoàn hảo. Bởi vì nó có thể tạo ra các tín hiệu giao dịch không đáng tin cậy. MACD còn hay được coi là một chỉ báo tụt hậu. Bởi vì các đường trung bình động của nó là dựa trên dữ liệu lịch sử. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên luôn sử dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau để xác nhận hành động giá trước khi tham gia giao dịch.
RSI
RSI được sử dụng để đánh giá hướng của động lượng thị trường. Điều này nghĩa là nó có thể xác định các phân kỳ và phân kỳ ẩn. RSI được biểu diễn dưới dạng phần trăm trên thang điểm từ 0 đến 100. Tín hiệu mua quá mức (overbought) được đưa ra khi RSI vượt qua đường 70 hướng lên trên. Trong khi đó, tín hiệu quá bán (oversold) là khi RSI vượt qua đường 30 hướng xuống dưới.
Đối với sự phân kỳ dương, các nhà giao dịch sẽ xem xét các mức thấp trên chỉ báo và hành động giá. Nếu giá đang tạo mức thấp cao hơn nhưng chỉ báo RSI cho thấy mức thấp thấp hơn thì đây được coi là tín hiệu tăng. Và nếu giá đang tạo mức cao cao hơn trong khi chỉ báo RSI tạo mức cao thấp hơn, thì đây là một tín hiệu tiêu cực hoặc giảm giá.
Các nhà giao dịch kỹ thuật thường coi tín hiệu quá mua hoặc quá bán là mạnh hơn nếu nó đi kèm với sự phân kỳ. Cũng như các chỉ báo khác, điều quan trọng cần lưu ý là tín hiệu RSI không đáng tin cậy 100%. Vì vậy, mặc dù RSI được ca ngợi vì là một chỉ báo nhanh (phản ứng trước giá), nó chỉ nên được sử dụng như một phần của chiến lược kỹ thuật.
Stochastic Oscillator
Stochastic so sánh giá đóng cửa gần đây nhất với giá đóng cửa trước đó trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này là để cho nhà giao dịch thấy được tốc độ và động lượng của thị trường.
Stochastic hình thành từ một đường chỉ báo và đường tín hiệu. Chỉ báo này được giới hạn trên thang điểm từ 0 đến 100. Thang đo thể hiện phạm vi giao dịch của tài sản trong 14 ngày và tỷ lệ phần trăm. Từ đó, cho nhà giao dịch biết nơi giá đóng cửa gần đây nhất liên quan đến giá trong lịch sử.
Nếu có giá trị trên 80, thị trường sẽ được coi là mua quá mức. Ngược lại, nếu chỉ báo dao động ngẫu nhiên dưới 20, nó sẽ được coi là bán quá mức. Nếu có sự khác biệt giữa những gì được hiển thị trên bộ dao động và những gì được hiển thị trên biểu đồ giá, thì đây là một sự phân kỳ.
Tuy nhiên, các chỉ số mua quá mức và bán quá mức không phải là dấu hiệu hoàn toàn chính xác về sự đảo chiều. Chỉ báo dao động ngẫu nhiên có thể cho thấy thị trường đang mua quá mức. Tuy nhiên, tài sản có thể vẫn trong xu hướng tăng mạnh nếu áp lực mua duy trì. Điển hình là các thị trường bong bóng trong đầu cơ.
Kết luận
Bảng dưới đây sẽ tổng kết toàn bộ nội dung bài viết một cách chi tiết nhất.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục