Proof of Concept (PoC) là gì?
Proof of Concept và các ứng dụng được sử dụng khá nhiều trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về Proof of Concept là gì? Ứng dụng của nó trong các lĩnh vực đời sống nhé
ẩn
Proof of Concept là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia, Proof of Concept là việc thực hiện một phương pháp hay một ý tưởng nào đó để chứng minh tính khả thi, chứng minh tính thực tiễn của một lý thuyết nào đó. Một Proof of Concept thường nhỏ hoặc không phải là một công việc hoàn thiện.
Nguồn gốc của khái niệm Proof of Concept được cho là xuất phát từ trong giới kỹ thuật bởi Bruce Carsten, là việc tạo prototype – một nguyên mẫu để thử nghiệm nhằm chứng minh rằng vi mạch hoạt động đúng như mong đợi, trước khi đi vào sản xuất chính thức.
Ngày nay không chỉ dừng lại ở mảng kỹ thuật, Proof of Concept xuất hiện rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm phim, kỹ sư, phát triển kinh doanh, bảo mật, phát triển phần mềm, phát triển thuốc…
Ứng dụng của Proof of Concept
Phát triển kinh doanh
Trong lĩnh vực phát triển kinh doanh và bán hàng, một nhà cung cấp có thể cho phép khách hàng tiềm năng thử nghiệm một sản phẩm. Việc sử dụng Proof of Concept giúp thiết lập khả năng tồn tại, tách biệt các vấn đề kỹ thuật và đề xuất hướng tổng thể, cũng như cung cấp phản hồi về ngân sách và các hình thức quy trình ra quyết định nội bộ khác
Trong những trường hợp này, Proof of Concept có thể có nghĩa là sử dụng các kỹ sư bán hàng chuyên biệt để đảm bảo rằng nhà cung cấp thực hiện một nỗ lực tốt nhất có thể.
Bảo mật
Trong bảo mật và mã hóa máy tính, Proof of Concept đề cập đến một luận chứng về nguyên tắc cho thấy một hệ thống có thể được bảo vệ hoặc bị xâm phạm như thế nào. Winzapper là một Proof of Concept sở hữu tối thiểu các khả năng cần thiết để chọn lọc loại bỏ một mục khỏi Nhật ký bảo mật của Windows , nhưng nó không được tối ưu hóa theo bất kỳ cách nào.
Phát triển phần mềm
POC trong phát triển phần mềm không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, thường được thực hiện để chứng minh ứng dụng, phần mềm đó có thể được thực hiện với mức giá hợp lý hoặc để tìm ra công nghệ thích hợp để triển khai ứng dụng.
Một ví dụ về Proof of Concept trong xây dựng một ứng dụng mobile:
“Giả sử bạn đang xây dựng một ứng dụng điện thoại di động giúp đặt hàng món ăn. Mặc dù trên thị trường đã có nhiều ứng dụng tương tự nhưng bạn tin rằng sẽ công nghệ mới sẽ đem đến thành công mới. Do đó, bạn có thể dùng POC để tìm kiếm công nghệ tối ưu cho việc tạo ứng dụng.”
Ví dụ khác trong Blockchain:
“Có thể hiện tại Blockchain đã qua giai đoạn thực hiện POC. Năm 2017, đã có nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ Blockchain và hoạt động, giao dịch thành công. Điều này là lý do để nhiều chuyên gia cho rằng Blockchain đã qua giai đoạn Proof of Concept.”
Phát triển thuốc
Giai đoạn I thường được tiến hành với 10 đến 20 tình nguyện viên khỏe mạnh được cho uống một liều hoặc các đợt điều trị ngắn (ví dụ, tối đa 2 tuần). Các nghiên cứu trong giai đoạn này nhằm mục đích cho thấy loại thuốc mới có một số hoạt động lâm sàng mong muốn .
Giai đoạn IIa thường được tiến hành ở 100 bệnh nhân có bệnh quan tâm. Các nghiên cứu trong giai đoạn này nhằm mục đích cho thấy loại thuốc mới có một số lượng hoạt động lâm sàng mong muốn (ví dụ, một loại thuốc hạ huyết áp thực nghiệm làm giảm huyết áp bằng một lượng hữu ích), có thể dung nạp được khi cho người dùng lâu dài hơn và để điều tra mức liều nào có thể phù hợp nhất cho tiếp thị cuối cùng. Một quyết định được đưa ra vào thời điểm này là liệu có nên tiến hành thuốc thành phát triển sau này hay không, hoặc liệu nó có nên được loại bỏ hay không. Nếu thuốc tiếp tục, nó sẽ tiến triển thành các nghiên cứu lâm sàng giai đoạn sau, được gọi là “Giai đoạn IIb” và “Giai đoạn III”.
Giai đoạn III nghiên cứu liên quan đến số lượng lớn bệnh nhân được điều trị bằng liều và thời gian đại diện sử dụng trên thị trường, và trong so sánh ngẫu nhiên với giả dược và / hoặc các loại thuốc hoạt động hiện có. Họ nhằm mục đích thể hiện bằng chứng thuyết phục, có ý nghĩa thống kê về hiệu quả và đưa ra đánh giá tốt hơn về an toàn hơn là có thể trong các nghiên cứu nhỏ hơn, ngắn hạn.
Một quyết định được đưa ra vào thời điểm này là liệu thuốc có hiệu quả và an toàn hay không và nếu có thì đơn được cấp cho cơ quan quản lý (như FDA và Cơ quan y tế châu Âu) để nhận thuốc cho phép được tiếp thị để sử dụng ngoài các thử nghiệm lâm sàng.
Các thử nghiệm lâm sàng có thể tiếp tục sau khi nhận được ủy quyền tiếp thị, ví dụ để phân định rõ hơn về an toàn, để xác định việc sử dụng thích hợp cùng với các loại thuốc khác hoặc để điều tra sử dụng bổ sung.
Lợi ích của Proof of Concept
Một số lợi ích cụ thể của Proof of Concept:
- Tránh được việc dùng tiền, thời gian vào những thứ không thực sự có market, hoặc không thực sự có lựa chọn công nghệ tốt.
- Có bằng chứng thực tiễn khi tranh luận với chủ đầu tư, những người đưa ra ý kiến trái chiều, negative về một ý tưởng. Có một câu nói nổi tiếng trong tiếng Anh là show me your data – ý muốn nói phải có bằng chứng thì mới tranh luận tiếp được. Câu này rất đúng với ý tưởng của Proof of Concept.
Với những lợi ích như vậy, hãy bắt đầu dùng Proof of Concept cho công việc và cuộc sống của mình. Theo ý kiến cá nhân thì PoC hoàn toàn có thể dùng cho cuộc sống hàng ngày, mỗi khi có phán đoán về một việc gì đó cần thời gian, tiền bạc để thực hiện.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục