Pullback Trading là gì? Chiến lược nào khi thị trường Pullback?
Pullback Trading là một phương pháp giao dịch phổ biến được các trader lành nghề sử dụng hơn 50 năm qua trên thị trường tài chính. Chính vì tầm quan trọng như vậy, trong bài viết hôm nay hãy cùng Bitcoin Vietnam News sẽ giới thiệu đến bạn Pullback Trading là gì, cùng những chiến lược giao dịch cụ thể nhé.
ẩn
Pullback là gì?
Pullback, theo tiếng Việt có thể hiểu là Giá Điều Chỉnh hay Giá Thoái Lui. Thời gian diễn ra Pullback có thể ngắn hoặc dài tùy độ dài của trend.
Pullback có 02 loại chính:
- Pullback trong 1 xu hướng tăng
- Pullback trong một xu hướng giảm
Hành động giá trong thị trường ngoại hối di chuyển như một làn sóng:
- Trong một thị trường tăng, giá tiếp tục tăng nhưng ngay cả khi nó đang tăng, sẽ có lúc giá sẽ giảm xuống sau đó giá tăng trở lại vượt qua mức cao hơn trước đó.
- Trong một thị trường có xu hướng giảm, điều tương tự nhưng ngược lại xảy ra, giá sẽ tiếp tục giảm nhưng sẽ có lúc nó chỉ tăng để giảm trở lại và đi qua mức thấp trước đó.
Vì thế, các đoạn màu đỏ kẻ phía trên chính là Pullback trong cả 2 thời kỳ downtrend hay uptrend.
Dấu hiệu nhận biết Pullback
Pullback thường xuất hiện khi giá ở mức quá mua hoặc bán (over bought / over sold). Các bạn có thể nhận biết dấu hiệu này thông qua các chỉ báo như RSI, MACD hay các đường xu hướng (trendline). Sau khi kết thúc giai đoạn này, giá sẽ quay lại, tiếp tục đi theo hướng chính của trend. Chính vì thế, nên Pullback có thể xem là giai đoạn nghỉ của 1 xu hướng, đang lấy đà để tiếp tục tăng lên, hoặc giảm xuống theo diễn biến chính của thị trường.
Thông thường thì nguyên nhân tạo ra Pullback là do các trader tiến hành chốt lời (take profit) hoặc thay đổi nhận định về tương lai của thị trường. Ngoài ra thì cũng có một số nguyên nhân khác có thể làm giá lui về một chút trước khi trở lại như cũ. Các thay đổi này là hoàn toàn ngẫu nhiên và có thể diễn ra vào một thời điểm trong ngày, vào các ngày trong tuần hoặc trong tháng hoặc quý.
Pullback cho biết điều gì?
Pullback cho thấy xu hướng chính của thị trường đã tạm thời dừng lại. Điều này có thể do một số yếu tố giảm xuống, bao gồm trader bị giảm hưng phấn tạm thời sau những thông báo nhất định.
Do đó, Pullback thường được xem là cơ hội để mua một tài sản nằm trong xu hướng tăng chính. Tuy nhiên, các trader nên cẩn thận để không mua vào Pullback quá sớm, đặc biệt là không có chiến lược quản lý rủi ro, trong trường hợp Pullback có thể trở thành một sự đảo chiều (reversal).
Sự khác biệt giữa Pullback và Reversal (Đảo chiều)
Sự khác biệt lớn nhất giữa Pullback và Reversal chính ở sự bền vững. Pullback là tạm thời, trong khi đảo chiều là một thay đổi của một xu hướng chính. Pullback thường kéo dài trong một vài phiên giao dịch, trong khi sự đảo chiều có thể biểu thị một sự thay đổi hoàn toàn trong tâm lý thị trường.
Khi nhìn thấy giá có sự đảo chiều, việc của bạn phải xác định rõ xem đó là Pullback hay thật sự là đảo chiều. Nếu không phân biệt được 2 trạng thái này thì các bạn sẽ dễ đánh ngược trend, sập bẫy cá mập và dẫn đến cháy tài khoản. Cá mập thường tìm cách đánh lạc hướng để các trader tin rằng giá vẫn đi theo xu hướng cũ nhưng thực chất đó là điểm đảo chiều. Hoặc đôi khi giá chỉ đang điều chỉnh (tăng hoặc giảm) tạm thời nhưng lại làm cho các trader tin rằng giá đã đảo chiều, dẫn đến những quyết định sai lầm khi vào lệnh.
Điều chỉnh giá (Pullback) | Đảo chiều (Reversal) |
Thường xuất hiện trong giai đoạn biến động mạnh của xu hướng chính | Xuất hiện sau các giai đoạn tích luỹ hay sideway |
Biến động giá ngắn hạn | Biến động giá dài hạn |
Ít có mẫu biểu đồ đặc trưng, chủ yếu dựa vào các chỉ báo như RSI hay MACD để xác định xu hướng | Xuất hiện trong nhiều mẫu biểu đồ đặc trưng như vai đầu vai, mô hình 2 đáy hoặc các mô hình nến |
Trong một xu hướng tăng, xuất hiện tình trạng quá mua để giá điều chỉnh lại
Trong một xu hướng giảm, xuất hiện tình trạng quá bán để giá điều chỉnh lại |
Trong một xu hướng tăng, phe mua không đủ sức để đẩy giá lên cao nữa, khiến giá đảo chiều và giảm dần
Trong một xu hướng giảm, phe bán không đủ sức để đẩy giá thấp hơn nữa nữa, khiến giá đảo chiều và tăng dần |
Các chỉ báo kết hợp với Pullback
Trước khi tìm hiểu kỹ lưỡng cách để giao dịch hiệu quả với Pullback bạn nên áp dụng 1 số chỉ báo sau đây sẽ giúp việc giao dịch của bạn đạt hiệu quả hơn:
Chỉ báo Fibonacci thoái lui hay (Fibonacci Retracement)
Fibonacci có lẽ là công cụ thần thánh nhất mà bất cứ Trader nào cũng biết. Bởi chỉ báo này sẽ giúp bạn xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Trong giao dịch Pullback, các mức Fibonacci quan trọng nhất bạn cần lưu tâm là 38,2%, 50% và 61,8%. Trong đó, nếu xu hướng càng mạnh thì mức giá điều chỉnh sẽ càng nhỏ và trong trường hợp này có thể chỉ đạt đến mức Fibo thoái lui 0,382 thay vì 50% hay 61.8%.
Trong ví dụ phía trên, bạn có thể thấy rằng cặp GJ đã giảm từ vùng 295 xuống khu vực 126. Sau đó đã hồi về vùng 158.8, cũng là khu vực Fibo thoái lui 50%. Ngay tại đây, nếu bạn tiếp tục đặt 1 lệnh sell, bạn hoàn toàn có thể kiếm được lời từ lệnh này.
Đường xu hướng (trendline)
Sử dụng trendline đơn giản cũng là một cách tuyệt vời để giao dịch Pullback. Trong biểu đồ AUD / CAD bạn nhìn dưới đây, bạn có thể thấy rõ rằng mỗi khi giá bật lên tới đường xu hướng màu đỏ thì giá lại tiếp tục giảm xuống, và trong vài tháng liên tiếp nếu bạn giữ lệnh này có thể bạn đã kiếm được 1 số tiền không nhỏ rồi!
Các đường trung bình động MA
MA có lẽ là đường trung bình động hữu hiệu nhất để bạn sử dụng trong quá trình giao dịch với Pullback. Có rất nhiều đường trung bình động MA khác nhau tùy bạn chọn lựa, tuy nhiên đường được nhiều trader sử dụng nhất vì nó cho thấy xu hướng dài hạn và mang độ chính xác cao là đường MA200.
Cặp EUR / NZD đã tăng đáng kể trong năm tháng qua trước khi giảm mạnh. Tuy nhiên, dựa vào EMA 200 bạn có thể thấy rằng 1 nến đang chuẩn bị hình thành và đang có xu hướng nằm trên MA200 thể hiện dấu hiệu giá chỉ đang điều chỉnh chứ không phải là đảo ngược xu hướng. Ngoài ra, có một loạt động thái gom hàng từ tháng 7, vì vậy, đây là cơ hội tốt để bạn chờ Pullback diễn ra mà thôi.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục