Rủi ro tín dụng là gì? Biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng
ẩn
Rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng là từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay trên thị trường tài chính. Đó là mất khả năng chi trả nợ của người đi vay với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Đây là rủi ro của người cho vay khi chấp nhận cho vay tín dụng.
Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại: Rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch. Trong đó, rủi ro danh mục có 2 loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố có tính riêng biệt từ mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế.
- Rủi ro tập trung: Được xác định là tổng mức dư nợ cho vay cho một số khách hàng, một số ngành kinh tế, một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý.
Trong đó, rủi ro giao dịch bao gồm 3 thành phần:
- Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng.
- Rủi ro đảm bảo: Là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay.
Những tác hại của rủi ro tín dụng gây ra?
Như đã trình bày, rủi ro tín dụng thường mang lại những thiệt hại cho ngân hàng, đôi khi ảnh hưởng tới nền kinh tế – xã hội.
Rủi ro tín dụng có thể làm cho ngân hàng có khả năng mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi cho vay, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Thêm nữa, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền. Đến khi ngân hàng không còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng có thể phá sản.
Có thể hiểu rằng ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Nguồn vốn cho khách hàng vay chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân. Như vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ ngân hàng chịu thiệt hại mà khách hàng gửi tiền tại đây cũng bị ảnh hưởng.
Hiện nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế – xã hội. Nếu có rủi ro trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế – xã hội.
Cho thấy, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước được đối với nền kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại
Tín dụng hiện là một trong những hoạt động chủ chốt mang về lợi nhuận cho các Ngân hàng Thương mại. Vì vậy các ngân hàng luôn có riêng một bộ phận quản trị rủi ro để tính toán, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng thương liên quan tới rủi ro khách hàng chậm thanh toán khoản vay, hoặc không thanh khoản.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá rủi ro tín dụng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng được phản ánh thông qua tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Thường thì trong hoạt động ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi các rủi ro liên quan tới việc chậm trả của khách hàng. Các ngân hàng sẽ căn cứ vào các số liệu để đưa ra mức rủi ro chấp nhận được (thường là từ 1% – 3%) và phòng ngừa bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
Để đánh giá chính xác về rủi ro trong hoạt động tín dụng thì các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu theo từng nhóm nợ = Nợ xấu theo nhóm/tổng số nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu tính trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn sở hữu
Các biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng là gì?
Có rất nhiều các loại rủi ro tín dụng, không phải chỉ có rủi ro từ người đi vay, rủi ro có thể xuất phát từ các giao dịch, hoặc nguyên nhân khách quan của thị trường, của hệ thống,… Không ai có thể lường trước được các rủi ro này, vì vậy, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, các ngân hàng hiện nay cần lưu ý những điều sau:
- Tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ, tập trung vào 3 giai đoạn: nghiên cứu đối tượng khách hàng, giám sát hoạt động khách hàng và thu nợ.
- Đa dạng hóa khách hàng cùng các phương tiện cho vay để phân tán các rủi ro.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, năng lực thẩm định dự án và có chiến lược khách hàng rõ ràng.
- Xử lý nợ quá hạn theo 3 nguyên tắc là chống xóa nợ, hạn chế gia nợ và chống đảo nợ.
- Trích lập dự phòng tổn thất.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục