Thẩm định tín dụng là gì? Tìm hiểu Quy tắc 5C khi thẩm định tín dụng
ẩn
Thẩm định tín dụng là gì?
Thẩm định tín dụng là việc chúng ta sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phương án hoặc dự án của khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.
Mục đích của việc thẩm định tín dụng
Mục đích của việc thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác về tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.Vì vậy thẩm định tín dụng là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất sai lầm trong quyết định cho vay một dự án.
Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng
Quy tắc 5C là bộ các quy tắc được áp dụng vào quá trình thẩm định. Các ngân hàng thường áp dụng quy tắc 5C vào quy trình thẩm định tín dụng để có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng một cách tối ưu nhất. Mô hình 5C bao gồm:
- Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
- Capacity – Năng lực
- Capital – Vốn
- Collateral – Tài sản đảm bảo
- Conditions – Môi trường
Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
Đánh giá thái độ của khách hàng để có thể phê duyệt một khoản vay. Đa số ngân hàng sẽ lưu ý về sự hợp tác của khách hàng trong quá trình giao dịch.
Tuy nhiên, trình độ học vấn, phẩm chất hay kinh nghiệm kinh doanh cũng là một yếu tố được cân nhắc.
Capacity – Năng lực
Đây có thể nói là chỉ tiêu quan trọng nhất của mô hình 5C. Phía ngân hàng sẽ dựa trên các bảng báo cáo tài chính, khả năng điều hành và hoạt động kinh doanh của khách hàng trên thị trường có tính khả thi về việc chi trả nợ vay.
Tóm lại, đây là bước giúp ngân hàng biết được khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào một cách chính xác nhất.
Capital – Vốn
Tăng mức độ tin cậy của ngân hàng nếu khách hàng có vốn lớn, đảm bảo trạng thái cân bằng cho các khoản vay tín chấp ngân hàng.
Collateral – Tài sản đảm bảo
Có thể hiểu đây là tài sản thế chấp để đảm bảo với phía ngân hàng. Khi khách hàng phá sản, không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ xử lý phần tài sản này để quy ra giá trị và thanh toán các khoản nợ còn thiếu.
Conditions – Môi trường
Là quá trình ngân hàng phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của nền kinh tế có ảnh hưởng nhiều đến quá trình kinh doanh của khách hàng hay không.
Với những khách hàng là các doanh nghiệp, công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều, hoạt động ổn định thì sẽ được ưu tiên hơn.
Các kỹ năng chuyên viên thẩm định tín dụng cần có
Nhân viên thẩm định tín dụng là người phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm về đánh giá tài chính.
Kiến thức chuyên ngành tốt
Có thể thấy công việc của nhân viên thẩm định tín dụng liên quan rất nhiều đến việc đảm bảo làm sao hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro cho ngân hàng trong vay vốn tín dụng.
Việc làm thẩm định này đòi hỏi cao nhân viên phải có những kiến thức tốt trong ngành ngân hàng. Như hiểu rõ về các hình thức cấp tín dụng như cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu…, loại hình cho vay, phương thức cho vay, đối tượng và giới hạn cấp tín dụng…
Có khả năng phân tích, đánh giá
Nhân viên thẩm định tín dụng phải có khả năng phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin nhanh về các tài sản bất động sản, tài chính. Để đưa ra các nhận định độc lập và khách quan về “sức khỏe tài chính” của các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.
Am hiểu về quy định pháp luật
Người làm thẩm định tín dụng còn cần phải có mức độ am hiểu tốt về các quy định và văn bản pháp luật hiện hành. Nhất là nắm vững luật về tài chính ngân hàng, luật doanh nghiệp, luật sở hữu đất đai, kinh doanh bất động sản, luật nhà ở, luật thừa kế và kể cả luật hôn nhân và gia đình…
Đồng thời phải tìm hiểu về các văn bản pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng, các văn bản quy định nội bộ của ngân hàng…để hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng được tốt hơn.
Nhân viên thẩm định tín dụng thường được tuyển trong nội bộ hoặc dành cho người có kinh nghiệm liên quan đến tài chính, tín dụng ngân hàng. Đa phần là các chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ ứng tuyển nhiều vào vị trí này khi đã có kinh nghiệm ít nhất từ 1- 2 năm.
Các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp nhân viên thẩm định tín dụng vận dụng tốt vào việc đánh giá, phân tích, định giá được mức độ rủi ro trong các hồ sơ vay vốn tín dụng của khách hàng. Công việc này sẽ không phù hợp nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc thiếu kỹ năng về ngành ngân hàng.
Kết luận
Bài viết trên đã nêu tổng quát về khái niệm thẩm định tín dụng là gì? Phân loại cũng như nêu lên những điều cần làm trong quá trình thẩm định. Đặc biệt, cung cấp những thông tin về kỹ năng của một nhân viên thẩm định tín dụng cần có.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích với những bạn đọc có nhu cầu vay vốn kinh doanh hay mong muốn trở thành một chuyên viên thẩm định tín dụng trong tương lai.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục