Thị trường tài chính là gì? Phân loại các thị trường tài chính phổ biến

Thị trường tài chính là 1 trong những thuật ngữ mà bất cứ ai cũng từng phải nghe thấy ít nhất 1 lần trong đời. Sở dĩ như vậy là bởi nó là 1 trong những bộ phận cực kỳ quan trọng và bất cứ giao dịch tài chính nào cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của chính bạn. Vậy thị trường tài chính là gì? Chức năng và vai trò của nó như thế nào? Các thị trường tài chính nào là phổ biến nhất hiện nay? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Nội dung bài viết
ẩn

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là nơi mua bán, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, các chủ thể thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu tư khác. Việc hình thành quá trình giao lưu vốn giữa những chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đã tạo nên một thị trường với đầy đủ cơ chế như trong một nền kinh tế thị trường. Đồng thời, do sản phẩm trên thị trường là sản phẩm tài chính, có tính nhậy cảm và ảnh hưởng đến mọi thành phần trong nền kinh tế nên thị trường tài chính là thị trường bậc cao. Do đó, thị trường tài chính phải là loại thị trường bậc cao, chỉ tồn tại và hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

Các yếu tố cơ bản của thị trường tài chính

  • Đối tượng của thị trường tài chính: đó là những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thề kinh tế như nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế tài chính trung gian và công chúng.
  • Công cụ của thị trường tài chính: đây được xem là nguồn sống cho hoạt động của thị trường
  • Chủ thể của thị trường tài chính: đây là những pháp nhân và thể nhân đại diện cho những nguổn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính

Chức năng của thị trường tài chính

Chức năng quan trọng bậc nhất của thị trường tài chính đó là khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Để thực hiện được chức năng này, thị trường phải tạo ra các kênh huy động vốn từ nơi thừa vốn sang các nơi thiếu vốn.

Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm và đầu tư. Thị trường tạo ra sân chơi, để những người có tiền nhàn rỗi có cơ hội tham gia vào thị trường để tìm kiếm những nơi đầu tư có suất sinh lợi cao nhất, tạo thành thói quen tích lũy tiền tệ một cách thường xuyên hơn, là một nguồn đầu vào không thể thiếu của thị trường.

Xem thêm  DeFi là gì? Tổng quan về nền Tài chính Phi tập trung

Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Tính thanh khoản ở thị trường tài chính càng cao thì càng thu hút nhiều chủ thể tham gia vào thị trường và giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó, mỗi thị trường khác nhau có tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển các định chế tài chính của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt.

Ngoài ra, thị trường tài chính còn có chức năng định giá tài sản tài chính, phân phối vốn trên thị trường theo tín hiệu của thị trường.

Vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường tài chính, trong đó:

Đối với cá nhân: tạo ra những cơ hội đầu tư, giúp các cá nhân có thể luân chuyển vốn đầu tư dễ dàng vì thị trường tài chính sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cả các công cụ vốn và các công cụ nợ; cho phép các cá nhân đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro.

Đối với các doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn, cho phép doanh nghiệp xác định giá trị liên tục các tài sản của nó qua sự đánh giá của thị trường. Từ đó thúc đẩy công ty không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với nhà nước: giúp huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của nhà nước trong thời kỳ thiếu vốn đầu tư; tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ khác để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông.

Đối với nền kinh tế: làm đa dạng hóa phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, qua đó sẽ thu hút những công nghệ mới cho nền kinh tế; điều hòa lãi suất tài trợ cho nền kinh tế thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các phương thức huy động vốn; giữ vai trò như 1 loại cơ sở hạ tầng về mặt tài chính của nền kinh tế, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển thông qua cơ chế thu hút vốn, định hướng, điều hóa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu hay từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng cao.

Xem thêm  Cổ phiếu Phòng thủ (Defensive Stock) là gì?

Phân loại thị trường tài chính

Thị trường tài chính bao gồm:

  • Thị trường Ngoại hối (Foreign Exchange – Forex hoặc FX)
  • Thị trường phái sinh
  • Thị trường hàng hóa
  • Thị trường vốn (Capital Market)
  • Thị trường bảo hiểm
  • Thị trường thế chấp
  • Thị trường tiền tệ
  • Thị trường tiền điện tử

Thị trường Forex

Forex là một thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Nơi đây chuyên mua bán các cặp tiền tệ với tỉ giá hối đoái thả nổi và luôn được giao dịch theo cặp. Vận hành liên tục 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần và giao dịch khối lượng tiền khổng lồ, ước tính 5,1 nghìn tỉ USD mỗi ngày.

Forex là thị trường phi tập trung, không qua bàn giao dịch, là nơi các hoạt động kinh doanh thực hiện thông qua điện thoại, máy tính, smartphone… Những tay chơi lớn trong thị trường như các tập đoàn, ngân hàng thương mại, trung tâm tiền tệ, các quỹ hưu trí và ngân hàng đầu tư tham gia vào giao dịch Forex cùng với các nhà đầu tư cá nhân kinh nghiệm và nghiệp dư.

Thị trường phái sinh

Phái sinh (Derivatives Market) là nơi mua bán các công cụ tài chính có giá trị bắt nguồn từ giá trị của các tài sản khác, và do đó giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ bản. Phái sinh có lẽ là loại sản phẩm phức tạp và đột phá nhất, và đó là lí do khiến cho sự quan tâm đến phái sinh gia tăng mạnh mẽ và khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường phái sinh đã đạt đến hàng nghìn tỉ đô la. Một số sản phẩm tiêu biểu của thị trường tài chính phái sinh có thể kể đến như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và CFD. Các nhà đầu tư có thể dùng các công cụ giao dịch để phòng chống rủi ro hoặc chấp nhận rủi ro để kiếm lời từ thị trường tài chính.

Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa (Commodity Market) chuyên mua bán các loại hàng hóa cứng như vàng, dầu và hàng hóa mềm như sản phẩm nông nghiệp và gia súc gia cầm. Trader và các nhà đầu tư có thể tham gia trực tiếp vào giao dịch hàng hóa bằng cách mua cổ phiếu hoặc mua hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai và CFD.

Xem thêm  Vietcombank Internet Banking (VCB-iB@nking) là gì?

Thị trường vốn

Thị trường vốn (Capital Market) được chia thành thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Thị trường vốn có thị trường sơ cấp nơi các công ty và chính phủ phát hành cổ phiếu mới, và thị trường thứ cấp nơi giao dịch các cổ phiếu và trái phiếu được phát hành trước đó.

Thị trường bảo hiểm và thế chấp

Thị trường thế chấp (Mortgage Market) là các khoản nợ dài hạn liên quan đến việc mua bất động sản. Trader có thể giao dịch nợ trên các thị trường thế chấp thứ cấp. Thị trường bảo hiểm có liên quan đến người bán bảo hiểm và người mua bảo hiểm, nơi rủi ro được chuyển giao thông qua tiền đóng bảo hiểm. Nhờ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có một lượng lớn tiền mặt để đầu tư chứng khoán, trái phiếu và chứng khoán phái sinh.

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ (Money Market) là những thị trường nơi các công cụ tài chính có thời gian đáo hạn ngắn. Các thị trường này giúp cho cả các công ty lẫn các chính phủ vượt qua các vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn, nếu như họ có dư thanh khoản dưới dạng tiền mặt thì có thể mua vào trong thị trường tiền tệ và trong những thời điểm mà thanh khoản thu hẹp, họ có thể bán ngắn hạn các chứng khoán đang nằm chờ cùng với công ty hoặc chính phủ trong các thị trường tiền tệ. Một số sản phẩm tiêu biểu của thì trường này có thể kể đến như tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu…

Thị trường tiền điện tử

Tiền điện tử là một trong những thị trường mới nổi nhưng đã vô cùng nổi tiếng trên mặt báo từ cuối năm 2017, khi biến động giá tăng mạnh. Thị trường này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính ra sao, liệu nó có thể tạo ra nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng và hệ thống tài chính hay không là những câu hỏi mà phải vài năm nữa trader mới biết câu trả lời.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Back to top button

You cannot copy content of this page