Throwback là gì? Sự khác biệt giữa Pullback và Throwback
Throwback và Pullback là 2 thuật ngữ rất quen thuộc với giới trader. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được các mẫu hình này. Đồng thời cũng chính nó là nguyên nhân khiến người mới hoảng sợ và thường chốt lời sớm. Nhìn chung thì các mô hình này xảy ra tương đối thường xuyên, trên thực tế là khoảng 20% thời gian. Do đó bạn có thể học cách bảo vệ giao dịch của mình một cách hiệu quả và thậm chí sử dụng chúng để tích lũy lợi nhuận.
ẩn
Pullback là gì?
Pullback là hiện tượng mà khi giá breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ, sau đó quay trở lại vị trí breakout trước đó, đồng thời biến ngưỡng hỗ trợ lúc này thành một ngưỡng kháng cự và khiến giá tiếp tục di chuyển đi xuống thấp hơn.
Throwback là gì?
Ngược lại với Pullback chính là Throwback, là hiện tượng mà khi giá quay trở lại sau khi phá vỡ ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên sau khi phá vỡ, ngưỡng kháng cự hiện tại hoạt động như ngưỡng hỗ trợ và giá có thể tiếp tục tăng lên.
Throwback hay Pullback đôi khi sẽ gây ra nhầm lẫn cho nhiều người, đặc biệt là đối với các trader mới tham gia thị trường. Ngay khi giá vượt qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, tín hiệu bán hoặc mua có thể sẽ xuất hiện và các trader sẽ có xu hướng tham gia giao dịch. Tuy nhiên, khi giá đảo chiều và chạm mức kháng cự / hỗ trợ bị phá vỡ trước đó và có thể khiến lệnh giao dịch mới vào đang có lợi nhuận chuyển thành thua lỗ.
Đó cũng là những thời điểm mà trader mới thường bị tâm lý sợ hãi, khi họ cho rằng giao dịch của họ đã sai hướng. Tuy nhiên, nếu đã quen thuộc với các hiện tượng throwback và pullback của thị trường thì chúng ta vẫn có thể giữ được bình tĩnh trước những trường hợp như vậy. Tất nhiên là chúng ta luôn luôn phải có điểm cắt lỗ, vì ngay cả khi mô hình không diễn ra, bạn sẽ chỉ thua lỗ ở một mức nhất định. Thậm chí một người có kinh nghiệm lâu năm họ sẽ chưa vội tham gia vào thị trường, bởi vì có thể họ đang chờ giá hồi lại những vùng hỗ trợ / kháng cự mới được hình thành trước khi giá hồi phục trở lại giúp họ kiếm thêm được một chút lợi nhuận.
Tại sao lại có xảy ra hiện tượng Throwback và Pullback?
Khi giá tìm thấy một mức kháng cự chắc chắn nhưng sau đó phá vỡ nó, những người không lường trước được sự bứt phá này và đã bán trước khi nó xảy ra, lệnh của họ sẽ bị lỗ khi giá tăng và phá vỡ luôn mức kháng cự. Tuy nhiên, khi giá giảm trở lại mức kháng cự bị phá vỡ trước đó, những người đã bán sẽ muốn đóng vị thế của họ sau khi tổn thất được giảm thiểu. Và như chúng ta đã biết việc đóng một vị thế bán đồng nghĩa với việc mua vào. Hành động này đã tạo nên áp lực mua do đó đẩy giá lên cao.
Lúc này, những người ngoài cuộc sẽ nhận thấy rằng mức kháng cự được thiết lập trước đó hiện tại đóng vai trò như là ngưỡng hỗ trợ vì vậy sẽ có những người tham gia mua lên thời điểm này. Áp lực mua thêm này cùng với những vị thế bán đã được đóng trước đó đã gia tăng thêm áp lực mua lên và có thể tạo đà cho một xu hướng tăng mới.
Những quy tắc giao dịch trong Throwback và Pullback
Những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn phân tích và giao dịch dựa vào các cú throwback hay pullback của thị trường:
- Giữ bình tĩnh khi thị trường có dấu hiệu hồi lại sau khi phá vỡ. Sau khi quá trình hồi lại (throwback) kết thúc, có khả năng cao là giá sẽ tiếp tục tăng lên. Điều này tương tự với cú thoái lui (pullback).
- Khối lượng giao dịch cao một cách bất thường có xu hướng gia tăng cơ hội throwback xảy ra. Nếu sự phá vỡ đi kèm với khối lượng giao dịch đáng chú ý, ví dụ: nó cao hơn mức trung bình 30 ngày, có thể đây là một cơ hội tốt để một cú throwback xảy ra.
- Nếu bạn là một trader linh hoạt, bạn có thể mua ngay khi giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ/kháng cự và bán sau khi giá đã đạt đỉnh, trước khi sự hồi về xảy ra. Sau đó, bạn có thể một lần nữa vào vị thế mua khi quá trình throwback kết thúc và tận dụng lợi thế của xu hướng tăng. Tuy vậy, chiến lược này có rủi ro cao hơn, bởi vì rất khó để có thể biết được sự bắt đầu và kết thúc của những cú hồi.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.
Mục lục