Tiền kỹ thuật số là gì? Sự khác biệt với tiền ảo và tiền điện tử

Nội dung bài viết
ẩn

Tiền kỹ thuật số là gì?

Tiền kỹ thuật số là một phương tiện thanh toán tồn tại dưới dạng kỹ thuật số và không có dạng vật chất hữu hình như tiền xu hay tiền giấy. Mọi khía cạnh của việc phát hành, giao dịch, lưu trữ đều tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Để sở hữu, sử dụng cũng như giao dịch bạn cần một thiết bị như máy tính, điện thoại có hỗ trợ internet để thực hiện.

Hiện tại, tiền kỹ thuật số có số lượng người dùng hạn chế nhưng tăng trưởng nhanh chóng. Song hành cùng số lượng người dùng là những tiến bộ kỹ thuật mạnh mẽ. Đồng thời với đó là các biến thể của tiền kỹ thuật số ngày càng đa dạng. Một số loại tiền kỹ thuật số nổi bật có thể kể đến như: Tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).

Lịch sử hình thành của tiền kỹ thuật số

Những năm 80 của thế kỷ XX ghi nhận sự bùng nổ của máy vi tính. Trong thời gian này, phong trào Cypherpunk (phong trào ủng hộ việc sử dụng rộng rãi mật mã và các công nghệ nâng cao quyền riêng tư) đã xuất hiện. Có một ý tưởng độc đáo của phong trào này chính là một loại tiền công nghệ. Công cụ này sẽ phải bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trong thời đại máy tính. Nổi bật trong giai đoạn này có thể kể đến như:

E-gold

E-gold là một loại tiền kỹ thuật số đầu tiên thương mại hóa thành công. Công ty Gold & Silver Reserve Inc ra mắt E-gold năm 1996 và chấm dứt hoạt động năm 2009. Năm 2006, E-gold đạt đỉnh với tổng giá trị giao dịch trên hệ thống đạt 2 tỷ USD. Năm 2009, E-gold bị đình chỉnh hoạt động do vướng vào vòng lao lý.

Bit gold

Bit Gold là một loại tiền kỹ thuật số được phát triển bởi Nick Szabo. Nhà mật mã học và kỹ sư máy tính nổi tiếng. Ông được biết đến như người phát minh ra hợp đồng thông minh (smart contract). Đây chính là nền tảng cơ bản của công nghệ blockchain cũng như PoW.

Bit Gold chưa bao giờ được thương mại hóa nhưng nó được xem là tiền thân của Bitcoin. Bởi vì nền móng kỹ thuật của Bit Gold được Bitcoin tiếp nối mạnh mẽ. Vấn đề của Bit Gold là Szabo không giải quyết được lỗi Byzantine trong bảo mật.

Hash Cash

HashCash được khởi xướng từ năm 1997 bởi nhà mật mã học người Anh Adam Back. Ông trình bày chi tiết về HashCash trong bài báo tựa đề Hash Cash- A denial of service counter-measure năm 2002.

HashCash cũng là một trong những tiền đề của Bitcoin. Nó đã được Satoshi Nakamoto đề cập đến trên Bitcoin Whitepaper về cách sử dụng PoW. Phương thức đồng thuận chung PoW sẽ được trình bày ở phần sau trong bài viết.

Xem thêm  Đường EMA là gì? Cách sử dụng EMA trong giao dịch

B-money

B-money được tạo ra năm 1998 bởi WeiDai. Trong giao thức đầu tiên, một chức năng bằng chứng công việc được đề xuất như một cách để tạo tiền. Nguyên lý này kết hợp cùng Hashcash được thảo luận trong phần trên đã góp phần hoàn thiện Bitcoin.

Ngoài ra, các giao dịch sẽ được phân quyền cho tất cả những người tham gia mạng lưới. Mỗi cá nhân có thể theo dõi số tiền thuộc về mỗi tài khoản của mình. Sau đó WeiDai đã nghiên cứu cách để đảo ngược giao dịch. Phòng ngừa cho các trường hợp gian lận và lừa gạt trên hệ thống.

Satoshi Nakamoto đăng trên diễn đàn năm 2010 rằng “Bitcoin là sự triển khai B-money của Wei Dai và Bitgold của Nick Szabo”. Wei Dai và Adam Back là hai người đầu tiên được Satoshi Nakamoto liên hệ khi ông đang phát triển Bitcoin vào năm 2008.

Phân biệt tiền kỹ thuật số với tiền ảo và tiền điện tử

Tiền kỹ thuật số là những loại tiền tệ đã được số hóa và hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử. Tiền kỹ thuật số còn được gọi là tiền mã hoá (cryptocurrency) hay tiền thuật toán. Nhưng tiền kỹ thuật số KHÔNG HẲN là tiền điện tử vì khái niệm tiền điện tử bao hàm rộng lớn hơn.

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB:

Tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành.

Còn Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa tiền điện tử như sau:

Tiền điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng.

Có thể nói, định nghĩa này hơi phức tạp, có thể gây ra nhầm lẫn về nội hàm của tiền điện tử, khó phân biệt với tiền ảo, tiền kỹ thuật số và thậm chí là cả tiền di động (mobile money).

Trong thực tế, tiền điện tử là loại tiền phải có đặc điểm chính đó là một loại tiền pháp định (legal tender) và 3 chức năng của tiền tệ bao gồm:

  1. Dự trữ (store value)
  2. Trao đổi (medium of exchange)
  3. Hạch toán (unit of account)

Đồng thời, tiền điện tử cũng luôn được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia (thí dụ VND, USD, SGD…). Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng được Ngân hàng Trung ương (NHTW) bảo đảm.

Xem thêm  Vàng 610 là vàng gì? Vàng 610 có phải là vàng 18k hay không?

Trong khi đó, ECB định nghĩa tiền ảo (virtual currency) như sau:

Đồng tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers) thường đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định.

Ví dụ, các loại tiền trong game là một loại tiền ảo sử dụng trong cộng đồng game thủ.

Có thể thấy, rõ ràng tiền ảo và tiền điện tử rất khác nhau. Tiền ảo không phải là tiền pháp định nên không gắn với quyền mặc định được chuyển đổi sang tiền pháp định và được NHTW đảm bảo.

Hiện tại thì tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa (crytocurrency) chưa có định nghĩa thống nhất từ các cơ quan quản lý có thẩm quyền nhưng hầu như chúng được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường Internet và hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào (trừ khi được NHTW trực tiếp phát hành mà sau này chúng ta sẽ gọi là Central Bank Digital Currency – CBDC).

Quy định pháp lý của Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định khái niệm về loại tiền này. Tuy vậy, một số văn bản đã quy định các dạng thức của tiền điện tử gồm ví điện tử, thẻ trả trước… như tại Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các Tổ chức tín dụng (2010), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (được sửa đổi bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN).

Hiện nay, Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi đã thống nhất đưa ra định nghĩa rõ ràng về hình thức này: “Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”.

So sánh với các khái niệm trên thế giới, có thể thấy khái niệm trong dự thảo khá phù hợp và có phần dễ hiểu, rõ ràng và dễ phân biệt hơn. Quan trọng hơn là việc thống nhất đưa cả 3 loại hình tiền điện tử vào văn bản pháp lý không những giúp giới hạn rõ ràng phạm vi của hình thức này mà còn giúp công tác quản lý được thống nhất về một đầu mối là NHNN, từ đó lấp được lỗ hổng trong công tác quản lý đối với mobile money hiện vẫn đang để trống.

Xem thêm  Tổng hợp thuật ngữ trong lĩnh vực Cryptocurrency

Đồng thời, các quy định trong dự thảo liên quan đến tổ chức phi ngân hàng cũng giúp phân biệt rõ tổ chức phát hành tiền điện tử hợp pháp (được cấp phép, giám sát hoạt động) với tổ chức hoạt động không phép, bất hợp pháp. Qua đó, giúp phân biệt rõ giữa tiền điện tử “hợp pháp” với tiền ảo, tiền “bất hợp pháp”, giúp các cơ quan có thẩm quyền trong ngăn ngừa các hành vi tội phạm trong lĩnh vực này vốn dĩ diễn biến phức tạp thời gian qua.

Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra quy định đối với tổ chức phát hành tiền phi ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tương ứng 1:1 với tiền pháp định. Với tỷ lệ này, các tổ chức phi ngân hàng sẽ không có số nhân tiền, từ đó không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia và quan trọng hơn là bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tổ chức phát hành loại hình thức này vi phạm quy định hoặc chiếm dụng tiền của khách hàng.

Tóm lại, các quy định về tiền điện tử đưa ra trong dự thảo là khá toàn diện, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, bao trùm được những đặc tính quan trọng nhất của tiền điện tử và đảm bảo khả năng phân biệt rõ ràng với các loại tiền mã hóa và tiền ảo, cũng như bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt thay thế cho Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 với định nghĩa và quy định rõ ràng về “tiền điện tử” dự kiến sẽ giúp xóa bỏ những nhầm lẫn, giúp cho hoạt động của thị trường và công tác quản lý thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post

Mục lục

Check Also
Close
Back to top button

You cannot copy content of this page