Vàng ta và vàng tây là gì? Cách phân biệt và nhận biết

Hầu hết tất cả mọi người đều biết đến vàng và sở hữu một món trang sức làm bằng vàng. Nhưng thường được phân chia thành nhiều loại vàng khác nhau, một trong số đó chính là phân loại theo độ nguyên chất của vàng, nhất là ở Việt Nam. Từ đó khái niệm vàng tây và vàng ta ra đời. Vậy tên gọi những loại vàng đó có ý nghĩa gì?

Nội dung bài viết
ẩn

Vàng ta là gì?

Vàng ta là tên gọi của vàng 24K đây là loại vàng có độ tuổi cao nhất và nguyên chất nhất. Ở Việt Nam thì vàng ta được chia thành 3 loại là 99,9%, 98,5% và 98%, trong đó vàng 99,9% còn gọi là vàng 9999 (4 số 9).

Vàng ta chứa hàm lượng vàng nguyên chất cao nhất, nên vàng ta sở hữu màu vàng kim đậm. Tuy nhiên vàng ta khá mềm, dễ trầy dễ gãy, không chịu được tác động lực mạnh. Khó tạo kiểu, gắn hay kết hợp các loại đá quý lên khi chế tác trang sức, cho nên thường chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt như cưới hỏi hoặc mua vàng để dự trữ bán lấy lời hoặc đầu tư.

Vàng tây là gì?

Vàng tây không có nghĩa vàng của nước ngoài, mà đó là một hợp kim giữa vàng và một số kim loại màu khác như Nickel (Ni), Palladium (Pd), Đồng (Cu), Bạc (Ag). Tuỳ theo hàm lượng vàng trên mỗi sản phẩm mà chúng ta có thể phân loại nhiều loại vàng tây khác nhau. Ví dụ như vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K, vàng 18K…

Xem thêm  Arthur Hayes là ai? Tiểu sử của CEO sàn BitMEX

Theo quy định quốc tế về tuổi của vàng thì hàm lượng vàng 99.99% (gần 100%) gọi là vàng 24K. Do đó hàm lượng vàng của các loại vàng khác sẽ giảm theo số “k” tương ứng. Cách tính: lấy số “k” chia cho 24. sẽ bằng hàm lượng vàng.

Ví dụ: Muốn biết hàm lượng vàng trong vàng 18K là bao nhiêu thì ta lấy 18 chia cho 24 bằng 0.75. Như vậy trong vàng 18K chỉ có 75% là vàng, còn lại 25% là hợp kim khác, người trông nghề gọi là “hội”.

Vàng tây được sử dụng rộng rãi để chế tác trang sức và tạo ra được nhiều kiểu mẫu nhiều chi tiết tinh tế vì có đặc tính dai, bền và cứng hơn nhiều so với vàng nguyên chất. Một lưu ý nhỏ là tùy theo quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, tập quán mà người ta dùng các loại vàng tây khác nhau…

Chẳng hạn như người Mỹ thường xài vàng 14K, người Canada lại thích vàng 21K, người Pháp thì chơi vàng 18K, còn người Ý thì chỉ xài vàng 9K và 10K.

Nên đeo vàng tây hay vàng ta?

Bằng mắt thường thì chúng ta rất khó phân biệt vàng tây và vàng ta. Tuy nhiên đối với những người chuyên về vàng bạc đá quý thì rất dễ để phân biệt dựa vào màu sắc và các chi tiết nhỏ giữa 2 loại vàng này. Về cơ bản thì vàng tây và vàng ta giống nhau gần như tuyệt đối.

Xem thêm  Thương phiếu là gì? Những kiến thức cần biết về thương phiếu

Giống nhau là thế nhưng vẫn có rất nhiều người bối rối trong việc chọn mua vàng, nên mua vàng tây hay vàng ta.

Xét về giá cả thì giá vàng tây rẻ hơn nhiều so với vàng ta. Bởi vàng ta là vàng 24K, còn vàng tây là hợp chất giữa vàng và các loại hợp kim khác. Tuy nhiên nếu lựa chọn trang sức để đeo thì có lẽ vàng tây là sự lựa chọn hàng đầu bởi nó có màu sắc rực rỡ. Chẳng hạn khi pha vào Nickel hay Palladium thì nó sẽ cho màu trắng sáng, còn nếu kết hợp với Đồng thì sẽ cho ra ánh đỏ và kết hợp với Bạc thì sẽ có màu xanh lục. Ngoài ra giá thành của vàng tây khá phù hợp, mẫu mã đa dạng và bền đẹp.

Vàng ta là vàng nguyên chất nên khá mềm, khó có thể chế tác thành những mẫu trang sức tinh xảo, hay gắn các loại đá quý lên nó. Ngược lại, vàng tây cứng hơn, dễ chạm trổ và chế tác những mẫu hoa văn với chi tiết cầu kì, đa dạng với mẫu mã, thu hút khách hàng.

Nói tóm lại, nếu bạn muốn đeo vàng thì hãy chọn vàng tây.

Tuy nhiên, nếu như bạn có ý định mua vàng để đầu tư hay làm của hồi môn thì không gì có thể vượt qua vàng ta. Bởi vì nó nguyên chất và khi mua bán sẽ không bị mất giá nhiều, chỉ có ảnh hưởng bởi sự dao động giá của thị trường vàng thôi.

Xem thêm  Chứng khoán là gì? Kiến thức đầu tư chứng khoán mới nhất 30/01/2022

FTX

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại GiaiMaCoin.Com.

Rate this post
Back to top button

You cannot copy content of this page